Thạc sĩ Bác sĩ Trần Thu Nguyệt đến từ Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, hành trình mang thai là thời kỳ hình thành và phát triển thai nhi, vì vậy chế độ dinh dưỡng luôn là vấn đề quan tâm hàng đậu của mọi người mẹ, đặc biệt là giai đoạn đầu thai kỳ. Khi có thai, các bà mẹ sẽ có nhiều điều phải suy nghĩ, đắn đo, đặc biệt là với vấn đề làm sao để ăn uống một cách khoa học, hợp lý. Dưới đây là lời giải đáp cho 1001 băn khoăn mà mẹ bầu thường gặp phải, trong đó quan trọng nhất vẫn là trả lời cho câu hỏi "Mang thai nên ăn gì?".
1001 nỗi lo thường trực khi mẹ mang thai
Khi mang thai, cơ thể có quá nhiều thay đổi khiến cho nhiều mẹ trở nên băn khoăn, lo lắng, thậm chí là lo lắng thái quá nhất là đối với những người lần đầu tiên làm mẹ. Dưới đây là những nỗi lo mà 89,5% phụ nữ đều mắc phải trong suốt hành trình chào đón thiên thần nhỏ ra đời.
Lo lắng sẽ bị sảy thai
Đây chắc hẳn là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với các bà mẹ. Tuy nhiên, hầu hết những ca sảy thai đều xảy ra trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, khi bản thân người mẹ còn không nhận ra mình đang mang thai và chỉ cho rằng đó là kỳ kinh nguyệt bình thường. Thường khoảng từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, nguy cơ sảy thai giảm xuống còn 5% và nếu người mẹ đã từng sảy thai thì khi mang thai lần 2, tỷ lệ ấy giảm còn dưới 3%. Điều đáng mừng là tỷ lệ sẩy thai ở phụ nữ khỏe mạnh thấp hơn 20% nên mẹ hãy luôn giữ tinh thần lạc quan và an tâm dưỡng thai để có một sức khỏe ổn định nhé!
Lo lắng sinh non
Nếu như nỗi lo sảy thai thường diễn ra vào đầu thai kỳ thì lo sợ sinh non xuất hiện phổ biến ở cuối thai kỳ. Ngày nay, tỷ lệ sinh non - thai kỳ kết thúc trước tuần thứ 37 - đã được giảm dần xuống còn dưới 13% và có hơn 70% những đứa trẻ được sinh ra từ tuần 34 đến tuần 36 vẫn khỏe mạnh và an toàn. Tuy nhiên, mẹ có thể tránh nguy cơ này bằng cách thăm khám định kỳ và bổ sung axit folic mỗi ngày, đồng thời không được sử dụng chất kích thích trong giai đoạn mang thai.
Một nghiên cứu gần đây tiến hành trên 40.000 phụ nữ cho thấy 50 – 70% những người dùng đều đặn vitamin một năm trước khi thụ thai và trong suốt thai kỳ ít có khả năng sinh non so với những người không dùng, vì vậy mẹ nên chú ý vào chế độ dinh dưỡng của mình nhé!
>> Có thể mẹ quan tâm: Thai yếu, động thai: Dấu hiệu và những lời khuyên đắt giá!
Lo lắng thai nhi không đủ dinh dưỡng khi mẹ nghén
Trong thời kỳ đầu mang thai, cơ thể thay đổi về nội tiết tố, các hiện tượng ốm nghén xuất hiện làm việc ăn uống trở nên khó khăn hơn thậm chí là không ăn được, nhiều mẹ lo lắng sợ mình không đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho em bé. Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng nha, vì các bé có khả năng ký sinh rất giỏi, sẽ hấp thụ tất cả dưỡng chất từ các loại thực phẩm mẹ cho bé ăn mà!
Sợ biến chứng như tiền sản giật, tiểu đường
Nguy cơ để những thai phụ có chỉ số huyết áp cao biến chứng thành tiền sản giật chiếm 5 – 8% và hiện tượng này dễ gặp hơn ở phụ nữ dưới 18 tuổi hoặc trên 35 tuổi vốn có tiền sử bị bệnh cao huyết áp. Mẹ có thể phòng ngừa nguy cơ mắc phải bằng cách thường xuyên đến khám thai định kỳ, thông báo sớm với bác sĩ những dấu hiệu gặp phải để được theo dõi chặt chẽ ngay từ ban đầu.
Lo lắng thai nhi sẽ bị khiếm khuyết khi sinh
Rất nhiều mẹ thường lo lắng không yên mỗi lần đi khám và chờ đợi kết quả kết luận của bác sĩ về tình trạng sức khỏe của thai nhi vì sợ con gặp dị tật bất thường. Tuy nhiên, trên thực tế, bác sĩ cho biết chỉ có khoảng 4% trẻ em bị khuyết tật bẩm sinh bao gồm cả hội chứng down hoặc các bệnh liên quan tới tim mạch. Mẹ cũng đừng quá lo lắng về vấn đề này vì ngày nay, các xét nghiệm sàng lọc có thể giúp kiểm tra sức khỏe em bé ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Mẹ có thể chủ động bảo vệ cho con yêu bằng cách uống vitamin tổng hợp, axit folic trước khi mang thai và trong thời gian mang bầu để giảm các nguy cơ về não và tủy sống.
Lo lắng tim thai yếu
Những tháng đầu tiên của thai kỳ dường như là thời điểm quan trọng nhất để quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Trong 3 tháng đầu khi tim thai yếu có thể là dấu hiệu dự báo nguy cơ sảy thai sớm. Theo thống kê, tốc độ nhịp tim của thai nhi dưới 70 nhịp/ phút trong tuần thai 6-8 có tỷ lệ sảy thai lên đến 100%; nhịp tim thai dưới 90 nhịp/ phút có 86% tỷ lệ sảy thai và nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, mẹ có 50% nguy cơ sảy thai. Để bảo đảm an toàn cho mình và em bé, mẹ cần chú ý theo dõi, khám thai định kỳ nhé!
Ngoài những nỗi lo lắng không tên của mẹ khi mang thai, có rất nhiều tình trạng phổ biến mà các mẹ hay lo sợ, như thiếu máu, thiếu sắt, thai nhi thiếu ký, động thai, táo bón - nóng trong, khuyết tật ống thần kinh, hay ốm vặt thai kỳ mà không được dùng thuốc...
Xem trọn bộ Dinh dưỡng và kiến thức về mẹ bầu & bé
Các giai đoạn phát triển thai kỳ mẹ cần chú ý
Quá trình mang thai và làm mẹ là một trong những thay đổi tốt đẹp và tích cực trong cuộc đời của bất kỳ một người phụ nữ nào, nhất là những người lần đầu “lên chức”. Mẹ chắc hẳn sẽ tò mò rất nhiều về sự phát triển của bé yêu qua từng ngày từng tháng, không biết tháng này bé cưng có sự phát triển nào vượt bậc? Không biết kích thước, cân nặng của thai nhi thay đổi như thế nào? Yến chưng tươi Thượng Yến đã hệ thống lại thành một bảng tổng quát các giai đoạn phát triển thai kỳ cho mẹ rồi đây!
Cân nặng thai nhi - Chỉ số không thể bỏ qua
Tuy rằng mỗi thai nhi sẽ có một tốc độ phát triển riêng nhưng Tổ chức Y tế Thế giới WHO (The World Health Organization) đã đưa ra những tiêu chuẩn nhất định cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi, từ đó mẹ có thể xác định sức khỏe và sự phát triển của con như thế nào. Các chỉ số này không chỉ giúp mẹ và bé an tâm về tình trạng phát triển mà còn giúp các mẹ kịp thời bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời, tạo mọi điều kiện để hai mẹ con luôn khỏe mạnh và an toàn nhất.
Nhu cầu về năng lượng & cân nặng của mẹ bầu
Nguy cơ mẹ bầu phải đối diện khi không đúng chuẩn cân nặng lúc mang thai
Khi mang thai, người mẹ sẽ có nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng tăng cao hơn mức bình thường, vì mẹ phải ăn cho phần của bé. Phụ nữ mang thai nên ăn gì luôn là câu hỏi khiến không chỉ mẹ mà cả gia đình đều quan tâm. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai nên được lưu ý kỹ, vì dù mẹ bị thừa cân hay thiếu cân trong hành trình mang thai thì cũng đều mang lại kết quả không tốt cho cả mẹ và bé.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), 99% bé khi sinh ra bị nhẹ cân và suy dinh dưỡng nếu người mẹ bị gầy yếu, suy dinh dưỡng khi mang thai. Mẹ bị thiếu cân khi mang bầu rất nguy hiểm, ngoài tỉ lệ 5% mẹ bầu nhẹ cân có nguy cơ sinh non cao thì mẹ còn dễ bị băng huyết sau sinh, có nguy cơ biến chứng thai kỳ cao và khó sinh thường được. Để tránh đối diện với tình trạng thiếu cân không mong muốn, mẹ bầu cần có chế độ sinh hoạt cân bằng, khoa học thay vì ăn uống "vô tội vạ" để tăng cân làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.
Thiếu cân nguy hiểm là thế nhưng thừa cân cũng chẳng kém gì. BS Trần Danh Cường, Phó Giám đốc trung tâm Chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cảnh báo rằng, “Mong con bụ bẫm, nặng ký hơn những trẻ sơ sinh khác nên nhiều bà bầu ra sức tẩm bổ. Tuy nhiên, kết quả lại thường ngược với mong muốn”.
Thừa cân và béo phì trong thai kỳ có thể gây các vấn đề sức khỏe cho bé:
- Dị tật bẩm sinh: Bao gồm cả các khuyết tật ống thần kinh (NTD). NTD là những dị tật bẩm sinh của não và cột sống.
- Sinh non: Trẻ chào đời trước 37 tuần tuổi.
- Thương tích trong quá trình sinh: như trường hợp đẻ khó do kẹt vai (khi vai thai nhi kẹt phía sau xương mu của mẹ sau khi đã sổ đầu) trong khi sinh vì em bé to
- Tử vong sau khi sinh do mẹ không kiểm soát đường huyết trong máu.
- Nặng cân nhưng lại dễ bị suy hô hấp, chấn thương trong cuộc sinh, dễ bị nhiễm trùng và mắc nhiều bệnh lý như: đái tháo đường, tăng huyết áp, mạch vành…
- Béo phì trong thời thơ ấu
Cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào người mẹ. Các bà mẹ cần ghi nhớ, mẹ ăn uống quá nhiều sẽ sinh con béo phì, ngược lại nếu người mẹ ăn uống kém, không tăng đủ cân trong quá trình thai nghén sẽ làm tăng nguy cơ mẹ bị suy kiệt sẽ sinh con suy dinh dưỡng. Do vậy, người mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng và siêng năng đi khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.
Nhu cầu về năng lượng mẹ cần cung cấp cho cơ thể khi mang thai
Dinh dưỡng của bé khi còn trong bụng mẹ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ nên người mẹ cần phải ăn cho mình và cho cả con. Phụ nữ khi mang thai có nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn trước khi có thai. Cụ thể hơn thì mẹ bầu khi mang thai nên ăn gì, đặc biệt là có thai giai đoạn đầu nên ăn gì để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể?
Nhu cầu về chất đạm
Nhu cầu về chất đạm ở cơ thể người mẹ tăng lên khi mang thai để lấy dinh dưỡng giúp cho việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Mẹ có thai thời kỳ đầu nên ăn gì để bổ sung chất đạm? Ngoài cơm và lương thực khác như ngô, khoai,.. mẹ cần ăn đậu xanh, vừng, lạc, đậu tương và các loại đậu khác. Nguồn chất đạm động vật đáng chú ý mà mẹ cũng nên lưu ý là các loại thuỷ sản như: tôm, cua, cá, ốc...
Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ mang thai trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối phải đạt tới 70g/ ngày. Tỷ lệ protein động vật/protein tổng số ≥ 30%. Số lượng protein có thể ước tính là: 100g thịt/cá sẽ cung cấp khoảng 20g protein và 100g đậu phụ sẽ cung cấp 10g protein.
Nhu cầu về lipid
Nhu cầu lipid của bà mẹ mang thai sẽ tăng theo tháng tuổi của thai nhi từ 50 – 70 gam/ngày, tỉ lệ lipid động vật/lipid tổng số là 60%. Mẹ nên dùng các chất béo không no có nhiều trong rau xanh, một số dầu thực (dầu cá, ô liu,..) hay một số loại cá mỡ. Có thai ba tháng đầu nên ăn gì để bổ sung lipid? Các loại thức ăn như đậu tương, đậu phộng, vừng và dầu mỡ còn cung cấp cho cơ thể chất béo, làm bữa ăn ngon miệng, chóng tăng cân và dễ hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Nhu cầu về vitamin và chất khoáng
Trong suốt thời gian mang thai, người mẹ cần được bổ sung thêm các vitamin, đặc biệt là vitamin A, vitamin D, vitamin B1 và viên sắt để phòng thiếu máu.
- Vitamin A có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác và tham gia làm giảm nhiễm trùng trong cơ thể.
- Vitamin D giúp cho sự hấp thụ các chất khoáng, tránh được hậu quả trẻ bị còi xương ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
- Vitamin B1 là yếu tố cần thiết để chuyển hoá gluxit. Nguồn cung cấp vitamin B1 tốt nhất có thể kể đến là ngũ cốc và các loại thức ăn họ đậu
Mẹ đừng nên xem nhẹ tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng
Khi mang thai, ngoài cơ thể mình, người mẹ còn đang nuôi dưỡng thai nhi. Sự phát triển của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của người mẹ, nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ theo máu qua nhau thai thúc đẩy sự phát triển của con.
Chính vì dinh dưỡng của người mẹ có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với sự phát triển của thai nhi nên mẹ cần phải có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy rằng, khẩu phần ăn của mẹ có mối liên hệ chặt chẽ đến 89% tới cân nặng của trẻ sơ sinh, vì thế nên ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi tốt chính là tiền đề để cả người mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Dinh dưỡng cho bà bầu thông thường sẽ yêu cầu phức tạp hơn so với chế độ dinh dưỡng trước khi mẹ mang thai, tuy nhiên, việc ăn uống đủ chất luôn được khuyến khích hơn so với việc ăn uống cầu kỳ trong suốt thai kỳ. Phụ nữ mới có thai nên ăn gì? Một cơ thể bình thường cần chế độ ăn với tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau, vì vậy khi mang thai, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng phải được thay đổi phù hợp để nuôi dưỡng bào thai phát triển, có sức đề kháng tốt, tăng cân đều đặn và để mẹ nhanh phục hồi thể lực sau sinh.
Các món ăn cần kiêng khem tránh xôi hỏng bỏng không
Bà Sarah Krieger, một chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu, đã chỉ ra một số loại thức ăn có thể gây hại đến sức khỏe mẹ và bé. Đâu là những loại thức ăn mà mẹ cần kiêng cữ trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo cho bé được phát triển một cách tốt nhất?
Các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng
Tuy rằng phụ nữ có thai nên ăn mỗi ngày 3 - 4 cữ sữa để bổ sung thêm canxi, protein, và vitamin D giúp thai nhi phát triển xương, răng, tim, và hệ thần kinh NHƯNG không phải loại thực phẩm từ sữa nào cũng an toàn cho các bà mẹ đang mang thai.
Theo bà Sarah Krieger, một chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu, các loại sữa và phô mai chưa được tiệt trùng sẽ mang các loài vi khuẩn vốn rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé nếu xâm nhập vào cơ thể của mẹ, thậm chí chúng có thể gây tình trạng sảy thai - cơn ác mộng của các bà mẹ.
Thịt chế biến sẵn
Trong các loại thịt chế biến sẵn như thịt thịt nguội, lạp xưởng, thịt xông khói, xúc xích… ẩn chứa nhiều nguy cơ có Listeria, một loài vi khuẩn có thể tiếp tục sinh sống ở nhiệt độ nguội và có khả năng gây sảy thai.
Thịt tái và cá sống
Phụ nữ có thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên tránh xa các loại thịt bò tái và sushi vì có nhiều loại vi khuẩn và các loại vi sinh vật khác sống trong thịt tái và cá biển.
Cà phê
Hấp thụ một lượng lớn caffeine có trong cà phê sẽ dẫn tới hiện tượng sảy thai, chính vì vậy mẹ cần phải từ bỏ cà phê trong quá trình mang thai của mình.
Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Phụ nữ có thai cần tránh xa các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, do loại hóa chất này có xu hướng tích tụ trong cơ thể và có thể để lại tổn thương nghiêm trọng đối với hệ thần kinh.
Những loại cá càng lớn thì càng có nguy cơ chứa nhiều thủy ngân, vì vậy mẹ cần tránh xa các món ăn được chế biến từ cá mập, cá kiếm, cá thu lớn, và cá ngừ đại dương đóng hộp.
Gan
Vitamin A là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé, nhưng sẽ không tốt nếu mẹ cung cấp một lượng quá dư thừa. 431% vitamin A trong phần gan bò là quá nhiều so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể, điều này đôi khi sẽ gây ra các dị tật thai nhi, vì vậy tốt nhất là tránh xa món ăn này cho đến khi sinh con.
Rượu và thức uống có cồn
Các chuyên gia đều đồng ý rằng thai phụ cần tránh xa rượu và các thức uống có cồn để ngăn ngừa hội chứng ngộ độc rượu thai nhi (fetal alcohol syndrome – FAS).
Hé lộ chế độ ăn dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai
Dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng mang tính quyết định quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Một chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, đảm bảo cho sự phát triển của bé, từ đó mà thiên thần nhỏ có thể phát triển toàn diện hơn.
Thời gian đầu mang thai nên ăn gì? Mang thai 5 tháng nên ăn gì? hay Người mang thai nên ăn gì? luôn là những câu hỏi khiến mẹ băn khoăn. Cùng tìm hiểu về những loại thực phẩm “phải có” trong danh sách dinh dưỡng khi mang thai dưới đây để biết được có thai ba tháng đầu nên ăn gì nhé!
- Trứng: giàu protein, vitamin D và B12, dễ nấu và mau chín.
- Thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như: sữa ít béo, phô mai và yaourt: nguồn cung cấp canxi chính giúp thai nhi phát triển xương tốt và ngăn ngừa sự thiếu hụt canxi của mẹ. Mẹ nên uống sữa vài lần mỗi ngày và có thể thêm vào khẩu phần một ít yaourt hoặc phô mai.
- Bông cải xanh và rau lá xanh đậm như cải xoăn và rau bina: chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, canxi, sắt, folate và kali, giúp ngăn ngừa táo bón, sinh con nhẹ cân.
- Hạt khô như hạnh nhân, đâu phộng và óc chó: vừa cung cấp protein và chất béo tốt cho sức khỏe cũng như hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi lại dễ mang theo và lâu hỏng.
- Trái cây: mang đến nhiều vitamin và chất xơ, giúp phụ nữ mang thai không bị táo bón.
- Nhóm chất khoáng như canxi, sắt, kẽm... là chất với hàm lượng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, hình thành và hoàn thiện các bộ phận của thai nhi.
- Chất sắt có nhiều trong thịt nạc, ngũ cốc và rau bó xôi, có tác dụng chống thiếu máu.
- Khoai lang: giàu chất xơ và beta-carotene, rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi khỏe mạnh.
- Nước: uống tối thiểu 1.5 lít nước mỗi ngày có thể giúp mẹ bầu giảm táo bón và nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp trong thai kỳ.
Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên tập thói quen đếm cử động thai mỗi ngày 3 lần và tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, massage hoặc sử dụng các dịch vụ chăm sóc bà bầu tại nhà. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng đừng quên bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước tránh táo bón và uống các vitamin cần thiết như sắt, canxi, đa sinh tố nhé!
Một số điều mẹ cần chú ý khi mang thai
Theo kết quả điều tra toàn quốc của WHO, có đến 32.8% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng bị thiếu máu, đặc biệt là ở những người đẻ dày và ăn uống thiếu thốn. Căn bệnh phổ biến này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cả mẹ lẫn con: mẹ có nguy cơ sẩy thai, đẻ non, con sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp, sức khỏe kém, cản trở sự phát triển thể lực và trí tuệ…
Để phòng chống thiếu máu khi mang thai, mẹ bầu cần được uống viên sắt hoặc viên đa vi chất ngay từ khi bắt đầu có thai đến một tháng sau khi sinh, tuy nhiên, chúng cần được sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Thêm vào đó, mẹ cũng nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng và hỗ trợ hấp thụ sắt từ bữa ăn.
Trong chế độ ăn, người mẹ không nên kiêng khem nhưng cũng cần chú ý một số vấn đề nên hạn chế trong ăn uống như: không nên uống rượu, cà phê, uống chè đặc, hút thuốc lá, giảm ăn tối đa các loại gia vị gây kích thích như ớt, hạt tiêu...hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng thuốc kháng sinh, nhất là các loại têtasilin, cloroxít.
Mẹ cần hết sức lưu ý là cụm từ “ăn cho hai người” không có nghĩa là mẹ phải tiêu thụ gấp đôi lượng thức ăn thông thường trong những bữa ăn hàng ngày. Thay vào đó, mẹ có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ, điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng khó tiêu, chán ăn, buồn nôn trong thai kỳ.
9. Lời khuyên cho mẹ: Giải pháp bổ sung dinh dưỡng mà không làm mẹ tăng cân
Nếu mẹ bầu lo lắng việc ăn uống không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thai kỳ, hãy áp dụng lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng: bổ sung yến sào vào khẩu phần ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ có e ngại mình không đủ thời gian chế biến yến sào? Đừng ngần ngại thử giải pháp tuyệt vời từ yến chưng tươi Thượng Yến: bật nắp và dùng ngay, mất chưa đầy 1 phút mỗi ngày nhưng lại giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa căng thẳng và giúp thai nhi phát triển vượt trội.
Ưu điểm làm nên 5 giá trị vượt trội của yến chưng tươi Thượng Yến:
- Sử dụng tổ yến loại tốt nhất.
- Chưng bằng phương pháp thủ công, giao ngay nóng hổi.
- Sợi yến mềm dẻo, giữ nguyên hương vị.
- Không chất bảo quản, phụ gia, chất tạo mùi, dùng trong 7 ngày
- Chế biến theo yêu cầu (Chọn 9 loại hương vị & kết hợp nguyên liệu khác nhau)
- Đóng chai theo khẩu phần từ chuyên gia dinh dưỡng.
- Mang đến hiệu quả tối đa trong thời gian ngắn nhất.
1 phút mỗi ngày để mẹ khỏe, bé thông minh! Hãy đặt mua NGAY HÔM NAY để được hưởng mức giá tốt nhất, mẹ nhé!