Tình trạng thiếu máu khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sinh non, trẻ sinh thiếu cân, trầm cảm sau sinh ở mẹ hoặc thậm chí là nguy cơ tử vong đối với mẹ và bé. Vậy trong suốt thai kỳ, bà bầu nên ăn gì và kiêng gì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi?
Hậu quả nghiêm trọng của thiếu máu khi mang thai
Theo Bộ Y tế Việt Nam, thai phụ có nhu cầu toàn bộ là 1000 mg sắt để bổ sung cho nhau thai, thai nhi và tăng khối lượng máu của mẹ. Trong khi đó, lượng dự trữ sắt trong cơ thể phụ nữ trước khi mang thai thường thấp nên trong thai kỳ, có đến hơn 84% phụ nữ gặp phải vấn đề thiếu máu cho đến thiếu máu trầm trọng, dẫn đến nhiều nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi:
Tăng nguy cơ tử vong khi sinh
Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 500.000 ca thai phụ tử vong trong lúc sinh hoặc sau khi sinh, trong đó, nguyên nhân tử vong do thiếu máu lên đến hơn 40%. Ở nhiều vùng tại Việt Nam, thiếu máu gần như là yếu tố duy nhất khiến các thai phụ tử vong khi sinh.
Ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh nở
Hơn 80% thai phụ thiếu máu do thiếu sắt sẽ có thai kỳ ngắn hơn bình thường, dẫn đến sinh non. Bên cạnh đó, việc sinh con đòi hỏi nhiều sức bền và sức mạnh thể chất, do đó những thai phụ thiếu máu thường sẽ dễ gặp các biến chứng trong quá trình sinh nở như suy tim trong lúc sinh - một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu.
Ngoài ra, những mẹ bầu thiếu máu thì quá trình mang thai cũng trở nên mệt mỏi, khó khăn hơn và nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và trẻ sau khi sinh.
>> Có thể mẹ quan tâm: Mang bầu ăn theo quan niệm dân gian, nên hay không nên?
Tác động đến khả năng lao động và sức khỏe của mẹ bầu
Hầu hết các mẹ bầu trong thai kỳ đều ít nhiều cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và điều này còn gia tăng lên nếu họ bị thiếu máu. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu trong công việc và các hoạt động thường ngày.
Khả năng miễn dịch cũng bị ảnh hưởng
Hai nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ đã chứng minh rằng những thai phụ bị thiếu máu hoặc thiếu sắt trầm trọng hầu như bị suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào. Tuy nhiên điều này có thể được khắc phục nếu điều trị sớm.
Bệnh thiếu máu ở mẹ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?
Hai nghiên cứu lớn ở được thực hiện ở Châu Âu và Châu Mỹ trên 100.000 thai phụ đã chỉ rõ rằng những thai phụ khỏe mạnh, có chế độ dinh dưỡng thai kỳ đầy đủ hầu hết sẽ có quá trình sinh nở vô cùng thuận lợi. Ngược lại, hơn 92% thai phụ bị thiếu máu sẽ sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, dị tật, thậm chí tử vong. Điều này đúng với ngay cả những thai phụ chỉ bị thiếu máu ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Suy ra, mối tương quan giữa mức độ nghiêm trọng của bệnh thiếu máu và sinh non hay sinh thiếu cân là rất rõ ràng.
Song song đó, nghiên cứu cũng đã kết luận các mẹ bầu thiếu máu nếu điều trị thành công thì đều đạt kết quả tích cực, giảm nguy cơ sinh non, sinh bé nhẹ cân và tử vong.
Xem trọn bộ Dinh dưỡng cho mẹ bầu & bé
Bà bầu nên ăn gì để tránh thiếu máu thai kỳ?
Nếu còn lăn tăn về việc bà bầu nên ăn gì để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai, thì các mẹ bầu hãy tham khảo ngay những gợi ý sau nhé:
Thịt bò
Là “top 1” trong danh sách thực phẩm giàu sắt cho bà bầu. Cứ 85mg thịt bò sẽ cung cấp cho mẹ tới 2,1mg sắt.
Thịt ức gà
Ức gà là bộ phận trên cơ thể gà chứa nhiều sắt nhất. Trung bình 100gr ức gà sẽ chứa khoảng 0,7mg sắt.
Bí đỏ
Bí đỏ rất giàu sắt và kẽm – 2 dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu. Ngoài ra còn có protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi,… giúp tăng cường sản sinh máu, tăng lưu thông máu. Mẹ bầu có thể chế biến bí đỏ thành món hầm xương, cháo, chè rất ngon và bổ dưỡng để dùng hàng ngày phòng ngừa thiếu máu thai kỳ.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C, đều là những dưỡng chất giúp ngăn ngừa thiếu máu và tăng sức khỏe cho mẹ bầu.
Các loại rau xanh
Những loại rau xanh có lá màu xanh đậm như: rau cải , rau chân vịt, rau muống, rau mồng tơi… đều có lượng sắt lớn cùng với các vitamin cần thiết cho bà bầu. Ngoài ra, rau xanh cũng sẽ cung cấp chất xơ giúp bà bầu tránh được tình trạng táo bón trong thời kỳ mang thai.
Trứng gà
Trứng gà là thực phẩm “nhỏ mà có võ” với hàm lượng chất khoáng phong phú như: kali, natri, magie, photpho, sắt và các vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, omega-3, cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi cũng như giúp ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ bầu. Tuy nhiên, mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn 3-4 trứng gà vì nó cũng chứa hàm lượng cholesterol khá cao.
Các loại hạt sấy khô
Những loại hạt sấy khô như óc chó, hạt hướng dương, hạt bí,… đều thuộc top những thực phẩm bổ máu cho bà bầu. Lưu ý, chỉ nên chọn các loại hạt có thương hiệu, nguồn gốc đảm bảo, tránh mua phải hàng bị ngâm tẩm hóa chất rất nguy hiểm.
Chuối tiêu
Ăn một trái chuối vào mỗi bữa sáng sẽ giúp mẹ bầu không chỉ ngăn ngừa được thiếu máu mà còn giảm táo bón.
Cà chua
Ăn cà chua khi mang thai giúp cải thiện được việc lưu thông máu hiệu quả. Đồng thời, axit nicotinic trong cà chua sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, vitamin A và Lycopene giúp cải thiện quá trình lão hóa da.
Cá hồi
Bổ sung cá hồi vào khẩu phần ăn khi mang thai không chỉ ngăn ngừa được các hiện tượng như: máu đông, bệnh về tim mạch, nguy cơ bị đột quỵ, huyết áp… mà còn cung cấp hàm lượng sắt cho cơ thể mẹ.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có khả năng tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể lên đến 6 lần, nhờ đó mà tình trạng thiếu máu của mẹ bầu sẽ được cải thiện. Do đó, ngoài sắt thì mẹ bầu nên bổ sung thêm vitamin C từ các loại thực phẩm như cam, chanh, đu đủ, ớt chuông, dây tây, bưởi, cà chua, bông cải xanh,… để cải thiện tình trạng thiếu máu thai kỳ.
Yến sào
Mẹ bầu bổ sung yến sào hàng ngày sẽ ngăn ngừa được chứng thiếu máu hiệu quả nhờ lượng sắt dồi dào. Bên cạnh đó, tổ yến còn chứa valin – dưỡng chất có khả năng bổ sung hồng cầu tăng đề kháng và hệ miễn dịch cho mẹ và bé. Đồng thời, yến sào cũng giàu protein và 18 loại axit amin tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Mỗi ngày dùng 1 chai Yến Chưng Tươi Thượng Yến 300ml sẽ giúp mẹ bầu thoát khỏi nỗi lo thiếu máu cũng như ngăn ngừa tối đa các biến chứng trong thai kỳ, giúp mẹ và bé khỏe mạnh.
>> Giải đáp thắc mắc: Yến sào có thực sự là món ăn bổ dưỡng như nhiều người vẫn tưởng?
Thực phẩm nào bà bầu thiếu máu không nên ăn?
Thực phẩm nhiều canxi
Canxi quan trọng trong việc hình thành xương, răng cho thai nhi nhưng lại làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể mẹ bầu gây thiếu máu. Chính vì vậy nếu mẹ bầu đang gặp tình trạng thiếu máu thì chỉ nên bổ sung canxi một cách vừa phải hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thực phẩm chứa oxalat
Tương tự như canxi, oxalat gây cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Một số loại thực phẩm chứa oxalat như rau chân vịt, rau mùi tây, socola, trà, cải xoăn, củ cải,…
Thực phẩm chứa tannin
Trà, cà phê, nước ép trái cây,… có chứa tannin, có thể gây cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế mẹ bầu nên hạn chế dùng các loại thực phẩm này, hoặc có thể dùng một lượng nhỏ, nhưng với điều kiện là dùng cách xa ít nhất 2 giờ khi bổ sung sắt.
>> Có thể mẹ quan tâm: Thực đơn ăn hoài không ngán cho mẹ bầu giữ dáng cả thai kỳ
Giải pháp toàn diện cho mẹ bầu thiếu máu
Ngoài việc ăn những loại thực phẩm tốt cho việc tạo máu, mẹ bầu có thể bổ sung ngay 1 chai Yến chưng tươi Thượng Yến 300ml mỗi ngày để cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho cả mẹ và bé.
Yến chưng tươi Thượng Yến cam kết sử dụng 100% yến sào nguyên chất, không sử dụng phụ gia, chất bảo quản, chưng thủ công giúp giữ nguyên hương vị và độ mềm dẻo của tổ yến. Đặc biệt là khẩu phần từ chuyên gia dinh dưỡng: 5gr, 15gr, 30gr yến tươi tương ứng với chai 70ml, 100ml, 300ml – mang đến hiệu quả tối đa trong thời gian ngắn nhất.
Combo tiết kiệm đến 24% cho mẹ bầu: 3 chai 300ml: 1̶̶.̶̶2̶̶8̶̶7̶̶.̶̶0̶̶0̶̶0̶₫ giảm còn 979.000₫. TẶNG 3 chai 70ml trị giá 207.000₫.
Yến chưng tươi Thượng Yến – TIẾT KIỆM, TIỆN LỢI, HIỆU QUẢ – Giao nóng trong 2h tại TP. HCM