78% hiệu quả của quá trình phục hồi và chữa lành vết thương có liên quan trực tiếp đến việc bệnh nhân ăn gì sau khi phẫu thuật. Ăn đúng loại thực phẩm có thể ngăn ngừa các biến chứng như táo bón và đường huyết cao, cung cấp lượng protein cần thiết giúp nhanh chóng phục hồi. Sau khi phẫu thuật nên ăn gì?
Bạn là người mới mổ hay người đi thăm người mới mổ hãy tham khảo ngay những nguyên tắc và thực đơn những món nên ăn để vết thương chóng lành và sức khỏe mau hồi phục nhé!
Sau cuộc phẫu thuật, dù là bệnh gì thì cơ thể của bệnh nhân mất khá nhiều máu và sức lực, vì thế mà dinh dưỡng đối với người bệnh ngoại khoa đóng vai trò khá quan trọng. Một chế độ ăn với thực đơn đầy đủ các món bổ dưỡng sẽ cung cấp đủ nhu cầu năng lượng để chống nhiễm khuẩn và nhanh liền vết mổ, hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân.
Nguyên tắc của dinh dưỡng trong bệnh ngoại khoa
Để có một chế độ ăn đúng đắn, bệnh nhân nên ăn gì sau phẫu thuật? Người bệnh cần ăn nhiều bữa trong ngày, thức ăn mềm, dễ tiêu, cho ăn tăng dần lượng protein và năng lượng, không nên ăn quá nhiều một lúc.
Theo nguyên tắc chung, chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ sau khi phẫu thuật cần đảm bảo:
- Điều quan trọng nhất là có nhiều protein vì bệnh ngoại khoa thường làm cho cơ thể mất nhiều protein do chảy máu, vết thương, do viêm, do bỏng nặng.
- Có nhiều năng lượng, bởi sau khi mổ thì nhu cầu năng lượng cần phải tăng thêm từ 10-50% và đôi khi phải tăng tới 100% so với bình thường.
- Có nhiều glucid để ngoài cung cấp năng lượng, glucid còn làm cho gan tích trữ được nhiều glycogen, bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do dùng thuốc mê.
>> Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng hợp lý giúp ngăn ngừa biến chứng sau phẫu thuật
Các giai đoạn chuyển hóa sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải trải qua 3 giai đoạn chuyển hóa bao gồm:
- Giai đoạn đầu: 1 - 2 ngày sau khi mổ, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng, liệt cơ do ảnh hưởng của thuốc mê dẫn đến liệt ruột, trướng hơi, bệnh nhân mệt mỏi. Giai đoạn chuyển hóa này có thể làm tăng thêm sự liệt ruột, trướng hơi do mất nhiều nitơ, cân bằng nitơ âm tính và kali.
- Giai đoạn giữa: sau 3 - 5 ngày, nhu động ruột đã trở lại, bệnh nhân đã có thể trung tiện, đầu óc tỉnh táo hơn, có cảm giác đói nhưng vẫn chán ăn. Bài tiết nitơ giảm đi, cân bằng nitơ trở lại bình thường, bài tiết kali cũng giảm.
- Giai đoạn hồi phục: vết mổ đã liền lại, bệnh nhân đại, tiểu tiện bình thường, kali máu dần trở lại bình thường. Bệnh nhân biết đói, có thể ăn tăng để phục hồi dinh dưỡng nhanh, vì thế đây là giai đoạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý nhất.
Chế độ dinh dưỡng cho từng giai đoạn chuyển hóa sau phẫu thuật
1. Ăn gì trong giai đoạn đầu?
Phẫu thuật xong nên ăn gì? Trước đây, người ta có quan điểm không cho bệnh nhân ăn bằng đường tiêu hóa và phải đợi đến khi đánh hơi được. Để duy trì sức khỏe, bệnh nhân chỉ chủ yếu được bù nước, điện giải, cung cấp glucid, đảm bảo đủ lượng calo cần thiết nuôi dưỡng cơ thể, làm giảm giáng hoá protein hoặc truyền tĩnh mạch các loại dịch cung cấp đường và điện giải.
Trên thực tế, nửa đời sống của tế bào ruột là 24 giờ, nếu không cho ăn đường ruột sớm thì các tế bào này sẽ có thể bị hoại tử và hệ vi khuẩn đường ruột sẽ thẩm lậu qua ruột vào máu, vì thế ăn muộn không hề có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân. Các nhà khoa học đã kết luận rằng, nên nuôi dưỡng sức khỏe sớm bằng đường tiêu hoá ngay từ ngày đầu tiên, thậm chí vào giờ thứ 8 sau phẫu thuật.
Xem trọn bộ Dinh dưỡng cho người mới mổ & phẫu thuật
2. Giai đoạn giữa cần có chế độ ăn thế nào?
Bệnh nhân sau phẫu thuật nên ăn gì? Họ cần ăn tăng dần, tăng năng lượng, protein và giảm dần truyền tĩnh mạch. Khẩu phần ăn nên bắt đầu từ 500Kcal và 30g protein, sau đó cứ 1 - 2 ngày tăng thêm 250 - 500 Kcal cho đến khi đạt 2000 Kcal/ngày.
Các loại thức ăn nên đặc biệt lưu ý cho sự phục hồi ở giai đoạn giữa là:
- Sữa, nên dùng dưới dạng sữa pha nước cháo, sữa bột loại đã tách bơ hay sữa đậu nành và ăn 4 - 6 bữa/ngày, có thể dùng nước thịt ép khi bệnh nhân không dùng được sữa.
- Ăn thức ăn mềm, các loại thức ăn có nhiều vitamin B, C, PP như nước cam, chanh… và hạn chế thức ăn có xơ.
3. Phẫu thuật xong nên ăn gì trong giai đoạn hồi phục?
Một chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng và protein để tăng nhanh thể trọng và vết thương mau lành là cần thiết, vì lúc này vết mổ đã liền và sức khỏe bệnh nhân đã tốt lên. Khẩu phần ăn cần cung cấp 120 - 150g protein và 2500 - 3000Kcal mỗi ngày, chia thành 5 - 6 bữa hoặc hơn.
Thực phẩm | Lợi ích |
Các loại quả mọng | Nguồn vitamin C tuyệt vời có trong quả mọng có chức năng tái tạo collagen và mô mềm, tốt cho sự tiến triển của da non, liền sẹo. Bệnh nhân có thể tìm thấy các loại trái cây mọng giàu hàm lượng chất chống oxy hóa như nho, dâu tây, lựu, việt quất, mâm xôi,... |
Rau củ quả | Bổ sung đủ lượng carbohydrate lành mạnh, vitamin và khoáng chất trong rau quả giúp bệnh nhân đẩy lùi cơn mệt mỏi, khó chịu, nạp năng lượng cho bộ não, giữ gìn cơ bắp săn chắc, ổn định, chống táo bón – tác dụng phụ của thuốc giảm đau sau phẫu thuật. Bệnh nhân nên ăn cà rốt, ớt chuông ngọt, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau mầm, khoai lang, khoai tây... |
Chất béo từ các loại hạt, dầu, cá | Sau khi phẫu thuật nên ăn gì? Lượng chất béo lành mạnh từ các loại hạt, dầu, cá sẽ nâng cấp khả năng hấp thu vitamin, tăng miễn dịch, giảm nhiễm trùng cực kỳ hiệu quả. Vitamin E có trong dầu ô liu nguyên chất, bơ, dầu dừa, quả hạch, hạt hướng dương… còn góp phần không nhỏ đến tốc độ lành vết thương và ngăn ngừa sẹo. |
Rau có màu xanh đậm | Chứa rất nhiều vitamin A, C, E, K cần thiết cho quá trình đông máu. Lượng vitamin B còn làm gia tăng mức năng lượng dung nạp vào cơ thể bởi chất xơ, sắt, magie, kali, canxi, vì thế hãy thêm vào thực đơn nhà bạn các loại rau cải xoăn, rau bina, mù tạt xanh, rau diếp cá... |
Thịt và các thực phẩm cung cấp protein | Axit amin trong protein sẽ tái tạo mô và gia tăng tốc độ chữa lành vết thương, sắt sẽ giúp sản sinh tế bào máu mới. Hãy ăn các loại thịt tươi sạch dự trữ sắt và protein bao gồm thịt gia cầm, hải sản, thịt bò, thịt lợn... Viện dinh dưỡng Quốc Gia (Bộ Y Tế) khuyến nghị, người mới ốm dậy và sau phẫu thuật cần khối lượng đạm có thể lên tới 120-150g/ngày để tăng nhanh thể trọng và lành vết thương nhanh chóng hơn. |
Trứng | Trứng gia cầm với nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như protein, vitamin A, E, K, B12, Riboflavin, axit folic, canxi, kẽm sẽ giúp phục hồi vết thương và sức khỏe nhanh chóng. |
Probiotics (men vi sinh) - con vi khuẩn hạnh phúc | Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn cực tốt, điều chỉnh hệ thống đường ruột cực dễ dàng, đồng thời giúp điều hòa tâm trạng, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi trùng dễ mắc phải khi nằm viện hoặc làm thủ thuật phẫu thuật. |
Các loại ngũ cốc | Thành phần dồi dào protein, chất carbohydrate, chất xơ, vitamin trong ngũ cốc giúp hấp thụ năng lượng nhanh, đề phòng triệt để sự phá vỡ cơ bắp, bổ sung dưỡng chất, giảm thiểu mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Bệnh nhân hãy ăn lúa mì nguyên chất, lúa mạch đen, yến mạch, quinoa và gạo hoang. |
Uống đủ nước | 70% trọng lượng là nước nên việc bù đắp lượng nước ngay sau mổ chính là “liều thuốc thần” giúp cho vết thương phục hồi nhanh, bôi trơn các khớp để khớp hoạt động hiệu quả hơn sau một thời gian ngưng trệ, hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể đặc biệt là những vùng bị tổn thương. Ngoài việc uống nước chúng ta có thể bổ sung 20% lượng nước cần thiết thông qua việc ăn thực phẩm giàu nước và chất điện giải như dưa, cà chua, dâu tây. |
Danh sách các món ăn nên chế biến bồi bổ sức khỏe sau khi phẫu thuật
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, bệnh nhân sau phẫu thuật nên ăn gì? Hãy bỏ túi danh sách các món ăn bồi bổ sức khỏe để cơ thể nhanh chóng phục hồi, trở về với cuộc sống thường ngày:
- Gà ác hầm thuốc bắc, cá chép hấp cách thủy là một trong những món ăn bồi bổ sức khỏe phổ biến nhất, tác dụng điều hòa khí huyết rất thích hợp cho người già, người mới phẫu thuật, người bị suy nhược cơ thể.
- Các món ăn từ nấm
- Súp gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính (các tế bào miễn dịch kích thích phát triển chất nhầy).
- Chè tổ yến (Yến sào chưng sẵn) với 18 loại acid amin, đặc biệt là acid valine, isoleusine… có tác dụng phục hồi và chữa lành vết thương, tăng hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
Yến Sào - Thượng phẩm vàng mau lành vết thương sau phẫu thuật
a/ Người ngay khi mới mổ xong cần dùng Yến để bổ sung dinh dưỡng nhanh để bù đắp năng lượng thiếu hụt do quá trình nhịn ăn dài trước và sau mỗi ca mổ. Và yến sào là món ăn có hiệu suất chuyển hoá năng lượng cực nhanh cho người bệnh mới mổ do thành phần dinh dưỡng từ yến chứa nhiều axit amin, vitamin và khoáng chất.
b/ Người mới mổ cần món ăn nóng để làm ấm cơ thể và kích thích vị giác: Yến chưng tươi Thượng Yến luôn luôn giao nóng cho khách hàng bằng túi giữ nhiệt và bao bì được thiết kế nhằm đảm bảo việc giữ nhiệt cao nhất.
c/ Bệnh nhân sau mổ dùng 1 chai Yến Chưng Tươi Thượng Yến 300ml mỗi ngày vào buổi sáng trước khi ăn/buổi tối trước khi ngủ 1 tiếng hoặc 2 chai 100ml vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để cung cấp nhanh dưỡng chất và năng lượng giúp cơ thể nhanh phục hồi, hỗ trợ liền sẹo nhanh và ngăn nhiễm trùng vết mổ cũng như các biến chứng.
Yến chưng tươi Thượng Yến cam kết sử dụng 100% yến sào (bird nests) nguyên chất, không sử dụng phụ gia, chất bảo quản, được chưng thủ công giúp giữ nguyên hương vị và độ mềm dẻo của tổ yến. Đặc biệt là khẩu phần từ chuyên gia dinh dưỡng: 15gr yến tươi, 30gr yến tươi tương ứng với chai 100ml, 300ml – hàm lượng dễ hấp thu nhất và mang đến hiệu quả tối đa trong thời gian ngắn nhất.
Combo tiết kiệm đến 24% cho người mới phẫu thuật: 3 chai 300ml: 1̶̶.̶̶2̶̶8̶̶7̶̶.̶̶0̶̶0̶̶0̶₫ giảm còn 979.000₫. TẶNG 3 chai 70ml trị giá 207.000₫.
Đặc biệt sản phẩm phục vụ theo yêu cầu khẩu vị có loại đường dành cho người bệnh tiểu đường/kiêng đường và đựợc đóng gói Sang Trọng - Tinh Tế dành cho nhu cầu biếu tặng - thăm bệnh
Yến chưng tươi Thượng Yến – TIẾT KIỆM, TIỆN LỢI, HIỆU QUẢ – Giao nóng trong 2h tại TP. HCM.