Theo khảo sát, có đến hơn 87% bệnh nhân ung thư tại Việt Nam không được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách dẫn đến tình trạng bệnh diễn biến xấu, người bệnh không đủ thể lực để chống chọi lại căn bệnh quái ác này. Việc có một chế độ ăn cho người ung thư hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Chế độ ăn cho người ung thư như thế nào là tốt?
Nhiều người lầm tưởng rằng, một chế độ ăn cho người ung thư với những dưỡng chất đầy đủ sẽ “cung cấp thêm dinh dưỡng cho khối u” và khiến bệnh phát triển nhanh chóng. Đây là quan điểm hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Theo một nghiên cứu từ trường Đại học Kansas - Hoa Kỳ trên 150 người, có đến 77% bệnh nhân đạt được hiệu quả cao trong điều trị ung thư và có một tinh thần thoải mái hơn hẳn nhờ vào việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Người ung thư nên ăn gì?
Chế độ ăn cho người bị ung thư nên được bổ sung thức ăn giàu năng lượng, giàu đạm, uống nhiều nước, đặc biệt là những thức uống có chứa dưỡng chất, sữa, nước ép (trái cây, rau), thức ăn nghiền... và nên đa dạng hoá thức ăn. Cụ thể, trong chế độ ăn cho người ung thư nên có:
- Đạm: phải cân đối giữa protein động vật và thực vật để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin thiết yếu.
- Tinh bột: nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...).
- Chất béo (lipid): trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.
- Rau quả: là nguồn cung cấp các loại vitamin thiết yếu.
- Nước ép: Sử dụng nước ép trái cây trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa ung thư tiến triển, nâng cao sức đề kháng và chống nhiễm trùng.
- Chọn ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước: bún, mì, miến, sữa, bột ngũ cốc...
Xem trọn bộ Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Những thực phẩm người bị ung thư nên tránh?
Một điều cần lưu ý đối với chế độ ăn cho người ung thư là nên tránh các loại thực phẩm sau:
- Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, nặng mùi.
- Các thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu sống, tái, gia vị cay như ớt, hạt tiêu.
- Các loại thực phẩm biến đổi gene. (Nghiên cứu kéo dài trong 2 năm từ một trường Đại học ở châu Âu cho thấy, chuột được nuôi bằng loại ngô biến đổi gene NK603 thì có đến 50-80% bị ung thư).
- Tránh ăn trái cây có vị chua khi đang đói.
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như lợn, trâu, bò, ngựa vì chúng là protein có cấu trúc phức tạp, khó tiêu, khó hấp thu.
- Hạn chế thức ăn, thức uống chứa cafein (trà, cafe, chocolate); thức uống có gas, có cồn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước mỗi ngày giúp duy trì cân nặng và giữ gìn sức khỏe. Tinh thần thoải mái, lạc quan cũng là điều cần thiết trong quá trình điều trị bệnh.
Chế độ ăn cho người ung thư theo từng loại bệnh
Chế độ ăn cho người ung thư dạ dày
Trong chế độ ăn cho người ung thư dạ dày không thể thiếu những loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, protein cao, vitamin đa dạng, như cá, thịt nạc, sữa, các loại nấm, nấm hương. Rau củ quả tươi dồi dào hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp tăng cường chất đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư dạ dày, vì thế trong bữa ăn nên có một nửa là rau lá xanh.
Chế độ ăn cho người ung thư dạ dày nên có những loại thức ăn mềm như: bánh mì, bánh quy, cháo, cơm nát,... cùng những thực phẩm giàu sắt và vitamin D như bơ, trứng, bông cải xanh và sữa.
Vào giai đoạn cuối của bệnh, chế độ ăn cho người ung thư nên được thiết lập theo kiểu hỗ trợ điều trị phục hồi bằng việc tăng cường các món ăn có dinh dưỡng cao như tây dương sâm, nhân sâm trắng, yến sào hoặc các món ăn giúp cải thiện chức năng của ngũ tạng, duy trì sức khỏe ở mức ổn định nhất có thể.
Các bác sĩ đã cảnh báo những món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán như gà rán, xúc xích, nem chua có hàm lượng độc chất làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày thêm 15 – 38%, vì vậy bệnh nhân ung thư dạ dày cần hạn chế hoặc kiêng hẳn để dạ dày khỏe mạnh hơn.
Chế độ ăn cho người ung thư gan
Trong chế độ ăn cho người ung thư gan cần có một số loại thực phẩm sau:
- Trái cây và rau quả tươi: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số loại trái cây tốt cho bệnh nhân ung thư gan: Dâu tây, cam, ớt chuông đỏ. Một số loại rau nên ăn: Bí, cà rốt và bắp cải, bông cải xanh.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Một số ngũ cốc mà bệnh nhân ung thư nên ăn là gạo lức, yến mạch, ngô, vừng…
- Thực phẩm ít chất béo: Các loại hạt, dầu ô liu và dầu hạt cải dầu thực vật sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng, giúp gan và thận không bị quá tải khi làm việc.
- Thịt trắng: Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đều khẳng định ăn các loại thịt trắng (tức là các loại thịt gia cầm gà, vịt, ngan) thay cho thịt đỏ sẽ giúp cơ thể chống chọi với bệnh ung thư gan tốt hơn.
- Sữa và sữa chua: Uống sữa và ăn sữa chua làm giảm khả năng phát triển bệnh ung thư gan, đồng thời cải thiện cơ hội phục hồi cho cơ thể.
Ngoài chế độ ăn cho người ung thư gan nói trên, những món ăn nên được chế biến dưới dạng hấp, luộc để dễ tiêu hóa và hạn chế lượng dầu mỡ không cần thiết.
Các loại thực phẩm chiên, xào, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm có hàm lượng muối cao, nội tạng động vật và đồ uống có cồn, có gas cần được hạn chế hoặc tốt nhất là loại bỏ khỏi thực đơn khi mắc ung thư thư gan bởi những loại đồ uống này sẽ khiến gan phải làm việc căng thẳng thay vì được nghỉ ngơi.
Chế độ ăn cho người ung thư phổi
Bệnh nhân ung thư phổi thường xuất hiện các triệu chứng ho, nhiều đờm, vậy nên trong chế độ ăn cho người bị ung thư phổi có thể bổ sung củ cải, măng, lê, tỳ bà…
Nếu là ho khan, không có đờm thì người bị ung thư phổi nên ăn những thực phẩm có tác dụng nhuận phế, như lê, mật ong, mộc nhĩ trắng…
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước cũng giúp quá trình điều trị bệnh ung thư phổi diễn ra thuận lợi hơn đến 61%.
Chế độ ăn cho người ung thư tuyến giáp
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần có chế độ ăn thỏa các điều kiện sau:
- Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh.
- Không ăn các loại thực phẩm có chứa iốt nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn ít iốt
- Hãy nghiền các món ăn nếu bạn đang gặp phải chứng khó nuốt
- Nên chia thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn một ít, giúp bệnh nhân không còn tâm lý ngại ăn, tăng cường dưỡng chất giúp ngăn ngừa tình trạng suy nhược cơ thể
- Nấu chín thực phẩm để chúng mềm và dễ nuốt hơn
- Chọn thực phẩm giàu protein để tăng năng lượng cho cơ thể
- Thêm trái cây và rau tươi vào chế độ ăn bằng cách hấp hoặc nghiền rau để dễ nhai và nuốt.
Trong thời gian điều trị ung thư tuyến giáp, việc hóa trị bằng i-ốt phóng xạ sẽ làm các tế bào mô tuyến giáp (bao gồm cả tế bào ung thư tuyến giáp) trở nên “đói” i-ốt. Khi đó, chế độ ăn cho người ung thư tuyến giáp nên kiêng các món ăn có chứa muối i-ốt; lòng đỏ trứng; chocolate; thực phẩm từ sữa; cá, hải sản và các sản phẩm khai thác từ biển như rau câu, rong biển và tảo; các loại thực phẩm cứng, khô như bánh mì nướng, bánh quy giòn, khoai tây chiên…
Chế độ ăn phòng chống ung thư bạn nên biết
Hippocrates đã nói “Thuốc men của bạn phải là thức ăn của bạn và thức ăn của bạn phải là thuốc men của bạn”. Do đó, để phòng tránh căn bệnh ung thư từ gốc rễ, mỗi người nên có ý thức thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày với một thực đơn khoa học để thể bảo vệ bản thân và gia đình. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc ăn nhiều trái cây và rau quả không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, bạn nên hạn chế ăn các sản phẩm thịt đỏ và thịt đã qua chế biến; giảm ăn các món chiên, xào, nướng, áp chảo; không ăn quá dư năng lượng; giảm lượng đường và ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì đã qua tinh chế cũng là những cách ngăn ngừa ung thư hữu hiệu. Bên cạnh đó, theo nhiều khảo sát cho thấy, sử dụng từ 1-2 chén yến sào mỗi tuần cũng là cách hữu hiệu để bồi bổ sức khỏe, tăng cường đề kháng và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
>> Có thể bạn quan tâm: 12 thực phẩm chống ung thư: bùa hộ mệnh cho sức khỏe
Mách bạn: Hãy là người nội trợ thông minh bằng cách lựa chọn những loại thực phẩm sạch, an toàn, chuẩn organic và có thương hiệu, nhãn mác rõ ràng để chế biến bữa ăn cho gia đình. Các loại thực phẩm này có thể dễ dàng tìm mua tại các siêu thị. Đây cũng là cách đơn giản nhất giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư cho bản thân và gia đình lên đến 71%.
Yến chưng tươi - Giải pháp chống ung thư dành cho bạn
Yến sào nổi tiếng là thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể con người và có giá trị dinh dưỡng thuộc hàng thượng hạng. Khoa học đã nghiên cứu ra rằng yến làm giảm đáng kể tổn thương miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu gây nên, vì thế nó có thể được sử dụng như là một liệu pháp bổ trợ để giảm các tác dụng phụ của hóa trị liệu.
Vì những tác dụng vượt bậc trên mà cả những người bị bệnh ung thư và những người cần phòng chống bệnh ung thư rất nên bổ sung yến vào chế độ ăn hàng ngày để có đủ dưỡng chất, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Chỉ mất vài phút mỗi ngày với yến chưng tươi Thượng Yến, bạn và gia đình đã có một món ăn thơm ngon, lại cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh ung thư và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Yến chưng tươi Thượng Yến đảm bảo sử dụng 100% yến sào nguyên chất với hàm lượng dinh dưỡng từ chuyên gia. Có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu thơm ngon, bổ dưỡng khác như táo đỏ, hạt sen, lá dứa, hạt chia… theo yêu cầu và sở thích của bạn!
NGAY HÔM NAY, bạn và gia đình hãy cùng chăm chút cho sức khỏe chỉ 1 phút mỗi ngày để cơ thể có đủ đề kháng chống lại ung thư và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác!