Theo số liệu của Liên đoàn đái đường thế giới IDF, cứ 7 giây lại có một người tử vong do đái tháo đường (tiểu đường). Theo TS. BS. Lê Quang Toàn – Trưởng khoa Đái Tháo Đường, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, đái tháo đường là căn bệnh có thể không gây ra những cái chết nhanh chóng nhưng một khi nó tiến triển và biến chứng thì người bệnh không thể qua khỏi. Trên thế giới coi đái tháo đường là một trong 77 nguyên nhân dẫn đến tử vong .
Để kiểm soát lượng đường máu và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, bệnh nhân nên thực hiện và duy trì chế độ tập luyện bên cạnh thực đơn ăn uống với thức ăn tốt cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn trọng khi tập thể dục, không phải tập luyện thể thao đều mang lại hiệu quả, bởi vì phải có chế độ tập luyện, vận động đúng cách mới mang đến kết quả tốt.
Tại sao bệnh nhân tiểu đường cần vận động?
Tại Nhật Bản, bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm hơn 90% tổng số bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường), ngoài nguyên nhân do yếu tố di truyền thì nguyên nhân chính là xuất phát từ việc người bệnh có những thói quen sinh hoạt không tốt như ăn quá nhiều và không tập thể dục. Bởi sự phát triển vượt bậc của công nghệ cùng các phương tiện đi lại và sự phủ sóng mạnh mẽ của Internet, truyền hình nên con người ngày càng ít vận động thể thao hơn trước.
Có rất nhiều lý do mà mỗi người nói chung và các bệnh nhân tiểu đường nói riêng cần có ý thức rèn luyện thân thể mỗi ngày, đặc biệt là sau bữa ăn vì chúng sẽ mang lại các hiệu quả dưới đây:
Hiệu quả tức thì mà tập thể dục đem lại
Tập thể dục giúp tiêu thụ glucose trong máu như một nguồn năng lượng và có tác dụng giảm lượng đường huyết, đặc biệt nếu vận động sau bữa ăn sẽ có hiệu quả ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu sau ăn và giảm lượng đường huyết.
Hiệu quả lâu dài của tập thể dục
Sau vài tháng kiên trì tập luyện, vận động thể dục, bệnh nhân tiểu đường sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp và tăng sự trao đổi chất cơ bản cũng như cải thiện hiệu quả của insulin, nhờ đó tác động tới việc chỉ số đường huyết khó tăng cao, giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.
Ngoài ra, việc tập luyện thể thao còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống (QOL) của bệnh nhân tiểu đường.
Ở những buổi đầu tiên tập luyện, người bệnh không có thói quen vận động có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, như cảm thấy đau đớn khi leo cầu thang, hay đau chân khi đi bộ… nhưng chỉ cần kiên trì và kết hợp với chế độ dinh dưỡng gồm những thức ăn tốt cho bệnh tiểu đường. Khi họ thích nghi được thì thể lực của bệnh nhân được cải thiện và có thể tập luyện các bộ môn thể thao, tạo nên một lối sống khoa học.
Xem trọn bộ Dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường nên chú ý gì trước khi bắt đầu thực hiện chế độ tập luyện?
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng gồm thức ăn tốt cho người bị tiểu đường, tập luyện thể dục đóng một vai trò quan trọng trong điều trị. Nếu kế hoạch rèn luyện thân thẻ không được thực hiện chính xác thì nó không những không mang lại hiệu quả mà còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng và biến chứng của bệnh. Để tránh rơi vào tình thế không mong muốn, khi bắt đầu chế độ tập thể dục cho người đái tháo đường, người bệnh phải tham khảo và nhận tư vấn của bác sĩ điều trị.
Bằng việc “kiểm tra y tế”, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tiến triển của các triệu chứng và biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh nhân có hay không có các bệnh khác, thêm vào đó làm rõ khả năng vận động và thế chất của người bệnh, từ đó sẽ đưa ra quyết định rằng người bệnh có nên tập thể dục hay không. Lời khuyên quan trọng nhất Thượng Yến muốn nói với bạn là: hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi tập luyện.
Những người bệnh có các triệu chứng sau đây hoặc đang được chẩn đoán/điều trị có thể bị cấm hoặc hạn chế tập thể dục:
- Những người đang tiến triển biến chứng về mắt do tiểu đường (bệnh võng mạc tiền tăng sinh và bệnh võng mạc tăng sinh)
- Những người bị bệnh tim như đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim
- Những người bị suy giảm chức năng thận
- Người đang bị biến chứng về thần kinh (rối loạn thần kinh tự trị, rối loạn thần kinh ngoại biên ở bàn chân,…)
- Những người đang bị đau và tê ở bàn tay và bàn chân do bệnh động mạch ngoại biên
- Những người có lượng đường trong máu rất cao và kiểm soát kém lượng đường huyết của mình
- Người bị biến chứng chân do tiểu đường (loét và hoại thư)
- Người có huyết áp cao
- Người bệnh bị đau khớp (đầu gối, hông)
- Những người đang bị bệnh như cảm cúm và viêm phổi
Các loại và cường độ vận động cho bệnh nhân tiểu đường
Loại bài tập nào là tốt cho bệnh nhân tiểu đường?
Bệnh nhân tiểu đường có thể tập thể dục nhịp điệu và bài tập kháng lực (rèn luyện cơ bắp).
Bài tập thể dục nhịp điệu sẽ giúp tiêu thụ năng lượng, ngăn chặn sự gia tăng đường huyết, có thể cải thiện chức năng của insulin nếu duy trì trong thời gian dài. Đây là bài tập lấy oxy vào cơ thể và tiêu thụ năng lượng bằng cách sử dụng oxy đó, ví dụ như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội,…
Bài tập kháng lực (rèn luyện cơ bắp) là bài tập rèn luyện sức mạnh cơ bắp như tập tạ, tập với dây tập kháng lực,… nhằm mục đích tăng sức mạnh cơ bắp kéo theo sức mạnh thể chất, cải thiện sự trao đổi chất cơ bản và cơ thể sẽ dễ dàng đốt cháy chất béo.
Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường đạt hiệu quả khi kết hợp thành công hai bài tập: bài tập nhịp điệu và tập kháng lực.
Tiêu chuẩn về tần suất và thời gian tập luyện cho các bài tập thể dục
Mỗi bệnh nhân đều có sự khác biệt về thể chất và tình trạng sức khỏe nên người bệnh phải biết cách tăng dần cường độ luyện tập phù hợp với khả năng chịu đựng của bản thân mà không cố tập luyện quá sức.
Đối với bài tập nhịp điệu:
- 3 ngày trở lên/ tuần – Tổng cộng hơn 150 phút mỗi tuần
- Thời gian mỗi lần tập: 10 đến 30 phút mỗi ngày, những người có sức mạnh thể chất tốt có thể tập 60 phút mỗi lần
- Số lượng bài tập mỗi ngày: Khoảng 10.000 bước đi bộ, tương ứng với tiêu thụ năng lượng khoảng từ 160 đến 240 kcal.
Đối với bài tập kháng lực (rèn luyện cơ bắp):
- Tập ít nhất 2 ngày/tuần
- Tập các bài tập cơ bụng, cơ bắp, hít đất,…
- Người bệnh có thể tập với quả tạ, tập với dụng cụ tập, tập với máy tập để mang lại hiệu quả hơn
- Chú ý không được nín thở khi tập và tập luyện với dụng cụ quá nặng vì huyết áp có thể tăng đột ngột.
Tiêu thụ năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày
Ngoài những bài tập thể dục nhịp điệu và rèn luyện cơ bắp, bệnh nhân tiểu đường cũng nên rèn luyện thân thể trong cuộc sống hàng ngày giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường trong máu.
Hãy tìm hiểu thói quen rèn luyện thân thể theo bảng dưới đây để biết cách tiêu thụ năng lượng trong tập thể dục và các hoạt động hàng ngày:
Sinh hoạt/ Tập thể dục | Thời gian |
| Khoảng 32 phút |
| Khoảng 24 phút |
| Khoảng 19 phút |
| Khoảng 16 phút |
Dinh dưỡng kim cương cho bệnh nhân tiểu đường theo ý kiến chuyên gia
Chế độ ăn với những thức ăn tốt cho người bị tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh bên cạnh việc tập luyện, vận động thể dục. Ngoài chế độ ăn uống đánh bay bệnh tiểu đường, bệnh nhân nên thêm yến sào vào khẩu phần dinh dưỡng.
Theo NCBI (National Center for Biotechnology Information) trực thuộc thư viện quốc gia Hoa Kỳ thì tổ yến có thể được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng phòng ngừa sự đề kháng Insulin của cơ thể – nguyên nhân dẫn tới 80 – 90% ca tiểu đường.
Người tiểu đường sử dụng tổ yến thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt, da dẻ hồng hào mà còn có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm lượng đường huyết trong máu rất tốt. Chỉ có một lưu ý là bệnh nhân tiểu đường nên lưu ý hạn chế ăn yến chưng đường phèn, Thượng Yến sẽ thay hương vị này bằng cách chưng táo đỏ hoặc chưng không đường vừa có vị ngọt thanh mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Combo tiết kiệm đến 24% cho bệnh nhân tiểu đường: 3 chai 300ml: 1̶̶.̶̶2̶̶8̶̶7̶̶.̶̶0̶̶0̶̶0̶₫ giảm còn 979.000₫. TẶNG 3 chai 70ml trị giá 207.000₫.
Yến chưng tươi Thượng Yến – TIẾT KIỆM, TIỆN LỢI, HIỆU QUẢ – Giao nóng trong 2h tại TP. HCM.