Qua khảo sát 185 bệnh nhân phẫu thuật tại bệnh viện tim Hà Nội trong thời gian 3 tháng cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân chậm liền vết mổ chiếm 14.6%, tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là 3.8% và tỉ lệ biến chứng là 0.9%. Nguyên nhân của việc chậm liền vết thương ngoài chế độ ăn uống không đảm bảo thì còn một phần là do bệnh nhân sau khi xuất viện không biết cách chăm sóc vết mổ.
Nhiều bệnh nhân sau phẫu thuật thường không coi trọng việc chăm sóc sức khỏe cũng như vết mổ bởi họ cho rằng họ có sức khỏe và vết mổ có thể tự lành theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, đã có nhiều trường hợp để lại di chứng và gây ra rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh nếu chúng ta lơ là việc chăm sóc bệnh nhân cũng như vết thương sau phẫu thuật. Sau mổ nên ăn gì để mau phục hồi? Làm sao để chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật hiệu quả và an toàn nhất?
Vì sao vết mổ lành, người bệnh vẫn còn đau?
Sau một cuộc mổ, khi các biến cố lớn đã được giải quyết, đa số người thường quên đi hiện tượng đau còn tồn tại ở đâu đó, quên cảm giác khó chịu trong người, vùng da nhìn bất thường, cảm giác da thay đổi, đau ngay tại vết mổ, đau vị trí không liên quan đến vết mổ, giấc ngủ không sâu, cảm giác thiếu năng lượng. Thế nhưng nếu để lâu dần, việc đau này không chỉ gây khó chịu mà về lâu dài sẽ còn ảnh hưởng cảm xúc và làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm hiệu suất lao động. Làm thế nào để chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật khi vẫn còn đau?
Sự khác biệt giữa đau dai dẳng và đau mãn tính sau phẫu thuật
Đau dai dẳng sau phẫu thuật là hiện tượng đau tồn tại trong vòng 2 tháng sau mổ, khi mà các vết thương đã lành mà không có yếu tố liên quan nào khác nào giải thích được hiện tượng đó.
Đau mãn tính là khoảng thời gian sau phẫu thuật từ 2 - 6 tháng mà bệnh nhân vẫn còn đau.
Đau cấp tính là đau trước, trong và ngay sau cuộc mổ. Đây là hiện tượng đau mà 100% bệnh nhân đều gặp phải sau phẫu thuật.
Đau dai dẳng, nếu nó không được điều trị tốt thì sẽ có nguy cơ cao trở thành giai đoạn chuyển tiếp của đau cấp tính sang đau mãn tính. Nhiều người thường lầm tưởng đau dai dẳng là đau cấp tính, vì thế họ dễ dàng coi nhẹ hay bỏ qua việc đau dai dẳng sau phẫu thuật và để nó dẫn đến những hệ quả không mong muốn.
Xem trọn bộ Dinh dưỡng cho người mới mổ & phẫu thuật
Với bất kỳ loại phẫu thuật nào, người bệnh cũng tiềm tàng nguy cơ đau dai dẳng và đau mãn tính sau mổ, với con số được chứng minh bởi các nghiên cứu gần đây trên thế giới:
- 10 - 50% bệnh nhân đau dai dẳng sau các phẫu thuật thoát vị bẹn, tuyến vú, lồng ngực, cắt cụt chân - tay và phẫu thuật bắc cầu mạch vành, phẫu thuật đặt dụng cụ nhân tạo khớp háng, khớp gối.
- 30 - 50% bệnh nhân đau dai dẳng sau phẫu thuật cắt cụt chân
- 30 - 50% bệnh nhân đau dai dẳng sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành
- 30 - 40% bệnh nhân đau dai dẳng sau phẫu thuật lồng ngực ( 30-40%)
- 10% bệnh nhân đau dai dẳng sau phẫu thuật mổ đẻ
Thế nhưng, chỉ có 2% trong số có đau dai dẳng hoặc đau mãn tính sau phẫu thuật được chuyển đến khám tại phòng khám điều trị đau ở các nước tiên tiến trên thế giới. Điều này khẳng định rằng, hầu hết các bệnh nhân ở bất kỳ nơi đâu, không chỉ Việt Nam, đều xem nhẹ việc để ý đến cơn đau sau phẫu thuật.
Làm sao để giảm nguy cơ đau dai dẳng và đau mãn tính sau phẫu thuật?
Đau dai dẳng và đau mãn tính sẽ xuất hiện khi vết thương tại chỗ đã được hàn gắn thành sẹo, bởi lẽ phẫu thuật là một can thiệp xâm lấn đến cơ thể gây viêm ngay tại vùng phẫu thuật, liên quan đến các dây thần kinh dẫn truyền cảm giác. Dù không nhìn thấy bằng mắt thường, các phản ứng trên vẫn âm thầm tiếp tục được diễn ra ở mức độ tế bào, phần mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Theo BS Bùi Hạnh Tâm - Khoa gây mê giảm đau - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, để càng sớm càng tốt có những can thiệp liên quan đến hệ thần kinh - thể dịch, giúp bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ đau dai dẳng và đau mãn tính sau mổ, có một số biện pháp như sau:
- Giúp bác sĩ và điều dưỡng kiểm soát cơn đau của chính mình bằng cách cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc, kể cả vitamin và các chất bổ sung thảo dược, đang dùng. Điều này rất có lợi vì một số thành phần của thuốc có thể ảnh hưởng đến loại thuốc kiểm soát cơn đau sau mổ.
- Kiểm soát bằng máy PCA (patient-controlled analgesia): Đây là liệu pháp mà bệnh nhân nhận biết được cảm giác đau của mình qua máy đánh giá, có thể tự điều chỉnh liều thuốc giảm đau để đạt được sự ổn định.
- Uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ.
Một số lưu ý khi chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật
Vệ sinh và chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật như thế nào?
Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ dựa trên bệnh lý và tình trạng của vết mổ để đưa ra phác đồ điều trị cũng như các biện pháp chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật an toàn và hiệu quả nhất.
Điều đầu tiên trong danh sách chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật là bệnh nhân nên vệ sinh và thay băng cho vết mổ mỗi ngày sau khi về nhà. Trong quá trình thay băng theo cách đã được các bác sĩ y tá hướng dẫn, người bệnh nên kiểm tra xem vết mổ có biểu hiện gì khác lạ hay không ví dụ như: đỏ lên, bị sưng tấy hay chảy nước…hay không.
Việc vệ sinh vết thương ngoài việc kiểm tra tình trạng vết thương, giúp cho người nhà chủ động hơn trong việc chăm sóc bệnh nhân thì còn giúp phát hiện các tình trạng bất thường kịp thời để có thể đưa ra biện pháp xử lý tránh vết thương bị nứt hay nhiễm trùng.
Trước khi tiến hành rửa vết thương và thay băng, bệnh nhân hoặc người nhà cần phải vệ sinh bàn tay sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn tiếp xúc với vết thương. Điều cần tuyệt đối lưu ý khi chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật là không làm cho lớp băng bị bẩn hoặc bị ướt, chúng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng gây nhiễm trùng cho người bệnh.
Trong thời gian 3 ngày đầu sau phẫu thuật, vết mổ cần được giữ sạch sẽ và khô thoáng nhất, hạn chế tiếp xúc với nước để tránh nước thấm vào vết thương hở gây đau đớn và kéo dài thời gian lành sẹo.
Một nguyên tắc chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật đối với trường hợp bác sĩ có sử dụng ống dẫn lưu là: bệnh nhân cần thường xuyên thay túi đựng dịch dẫn lưu (khoảng 3 lần/ngày) theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không rút ống dẫn lưu ra khỏi túi (hoặc chai), tránh đè ép làm tắc ống gây ảnh hưởng xấu đến vết thương và làm hại sức khỏe người bệnh.
Thông thường, với sự trợ giúp của các biện pháp chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật, vết thương sẽ liền lại sau hai tuần. Tuy nhiên, nếu người bệnh mắc bệnh tiểu đường, bị suy giảm hệ miễn miễn dịch hay do việc chăm sóc bệnh nhân chưa được đầy đủ thì thời gian phục hồi có thể lâu hơn.
Chế độ ăn sau mổ như thế nào để vết thương nhanh phục hồi?
Chế độ ăn sau mổ chiếm đến 87.6% tốc độ phục hồi của vết mổ, thế nhưng sau phẫu thuật nên ăn gì thì lại ít ai tìm hiểu cụ thể. Để chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật hiệu quả hơn thì người mới mổ nên ăn gì?
- Hãy bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất... để tăng cường sức đề kháng, giúp mau lành bệnh.
- Bệnh nhân cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh gây tác động lên vết thương.
- Bệnh nhân sau khi mổ nên ăn gì? Họ có thể bổ sung thêm các loại sữa năng lượng cao, đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp mau chóng phục hồi sức khỏe, kết hợp với ăn yến sào để tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương cho người bệnh.
Bên cạnh việc trả lời câu hỏi “Mới mổ xong nên ăn gì?” thì bệnh nhân cần biết thêm một số thực phẩm nên hạn chế. Một số loại thực phẩm có hại như: thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như cafe, thuốc lá, rượu bia… sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh.
>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng sau mổ đơn giản đến mức không ngờ!
Khi nào cần đưa bệnh nhân sau mổ đến bác sĩ gấp?
Trong quá trình chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ có những trường hợp không mong muốn xảy ra mà người nhà cần đưa bênh nhân đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chăm sóc y tế kịp thời, đó là những trường hợp được Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thanh công tác tại Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk liệt kê sau:
- Vết mổ sau 3 - 4 ngày có cảm giác khó chịu và tê nhức một cách đột ngột hoặc tăng mạnh.
- Bệnh nhân có biểu hiện ớn lạnh hoặc sốt trên 38.5 độ C, vết mổ có dấu hiệu sưng tấy, tụ dịch và gây đau đớn…
- Vết mổ có hiện tượng chảy mủ, có mùi khó chịu
- Vết thương có cảm giác căng thít; nút chỉ khâu hoặc ghim trên da bị toác ra thậm chí có hiện tượng chảy máu nơi vết thương.
Trên đây là một số lưu ý khi chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật hiệu quả và an toàn nhất được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo thực hiện.
Thượng phẩm giúp bệnh nhân mau lành vết thương sau mổ
Bệnh nhân sau phẫu thuật nên ăn gì? Mỗi ngày người bệnh có thể dùng 1 chai Yến Chưng Tươi Thượng Yến 300ml vào buổi sáng trước khi ăn hoặc 2 chai 100ml vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để cung cấp dưỡng chất và năng lượng giúp cơ thể nhanh phục hồi, hỗ trợ liền sẹo nhanh và ngăn nhiễm trùng vết mổ cũng như các biến chứng.
Combo tiết kiệm đến 24% cho bệnh nhân sau phẫu thuật: 3 chai 300ml: 1̶̶.̶̶2̶̶8̶̶7̶̶.̶̶0̶̶0̶̶0̶₫ giảm còn 979.000₫. TẶNG 3 chai 70ml trị giá 207.000₫.
Yến chưng tươi Thượng Yến – TIẾT KIỆM, TIỆN LỢI, HIỆU QUẢ – Giao nóng trong 2h tại TP. HCM.