Những tháng đầu mang thai là khoảng thời gian khá mỏng manh và nhạy cảm. Mẹ có biết, chỉ cần bất cẩn một xíu trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lẫn luyện tập thôi là bé cưng sẽ gặp nguy nan?
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, sảy thai lâm sàng chiếm tới 15-20% cuộc thai nghén, sảy thai nội tiết (dựa vào định lượng beta-hCG) còn cao hơn nhiều, lên đến 75%, trong đó có đến 2/3 các cuộc thai nghén bị sảy ở tuổi thai dưới 6 tuần do nhiều nguyên do, nhưng chuyện ăn uống dường như đóng vai trò quan trọng nhất. Mẹ có biết tháng đầu mang thai nên ăn gì và cần phòng tránh những gì không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây, mẹ nhé!
Các triệu chứng mẹ bầu nào cũng sẽ phải trải qua trong tháng đầu tiên của thai kỳ
Tâm trạng thất thường
Dễ cáu giận, nhạy cảm một cách vô lý là những gì mẹ bầu sẽ trải qua trong tháng đầu mang thai. Tâm trạng của mẹ sẽ lên xuống thất thường một cách kỳ lạ, đôi khi có thể khóc vì những chuyện không đâu vào đâu.
Đau nhức bầu vú
Khi mẹ bắt đầu mang thai, cơ thể sẽ có những điều khác lạ: Ngực mẹ to hơn, bầu vú đau nhức và có màu sẫm hơn, ngực trở nên mềm do lượng hoocmon giới tính của mẹ bầu đang ngày càng tăng lên.
Chóng mặt, đau đầu
Tháng đầu tiên mang thai, cơ thể mẹ đang cần sản sinh thêm máu để đi nuôi tế bào thai nhi đang được hình thành, vì thế mà gây ra triệu chứng chóng mặt, đau đầu ở mẹ.
Mệt mỏi
Đây là lúc cơ thể mẹ cần rất nhiều năng lượng cho quá trình hình thành nhau bao bọc cho thai nhi, do đó cơ thể mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu sức.
Rỉ máu âm đạo
Nếu thấy máu ra vào thời điểm này mà không có các dấu hiệu bất thường kèm theo, các mẹ đừng vội hoảng hốt lo lắng vì đây chỉ là do phôi thai đang được cấy vào trong tử cung mà thôi!
Dưỡng chất không thể thiếu cho tháng đầu mang thai
Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của mỗi phụ nữ, với nhiều chị em mang thai lần đầu với tâm trạng vừa vui mừng vừa hoang mang. Để có đủ sức khỏe để hoàn thành “sứ mệnh” này, mẹ cần phải có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng để giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh.
Bầu tháng đầu nên ăn gì? Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia) đã liệt kê những dưỡng chất quan trọng mà mẹ tuyệt đối không được bỏ qua trong bảng dưới đây.
Xem trọn bộ Dinh dưỡng cho mẹ bầu & bé
Tháng đầu mang thai, mẹ không nên ăn gì?
Tuy rằng tình huống xấu nhất có thể không xảy ra, nhưng nếu mẹ ăn phải một số loại thực phẩm không nên ăn thì ít nhiều cũng gây ảnh hưởng không tốt đến bé. Bầu tháng đầu tiên nên ăn gì? Mẹ có thể ăn các món khác nhưng hãy thuộc lòng những món cần tránh sau đây:
- Đu đủ xanh, rau ngót, khổ qua sẽ kích thích tử cung co bóp gây sẩy thai.
- Cá thu to, cá mập, cá kiếm, cá pecca vàng, cá ngừ chứa rất nhiều thủy ngân có thể đi qua nhau thai gây hại đến não bộ cũng như hệ thần kinh của bé.
- Rượu, bia, thuốc lá, cafein hay những chất kích thích khác là điều cấm kỵ đối với bà bầu.
- Các thực phẩm chưa qua tiệt trùng, ăn đồ sống như hàu, cá, trứng sống, các món ăn chưa được nấu chín… là nguồn gốc truyền vi khuẩn salmonella vào cơ thể mẹ bầu, nghiêm trọng nhất có thể gây ra sảy thai, nhiễm trùng bào thai.
- Phô mai mềm, sữa chưa tiệt trùng, chứa vi khuẩn listeria rất có hại cho thai nhi, thường gây sảy thai, sinh non và nhiễm trùng máu.
- Rau quả không vệ sinh an toàn có khả năng truyền bệnh toxoplasmosis.
- Thực phẩm có chất phụ gia, bảo quản, đặc biệt là MSG gây rối loạn tiêu hóa, đau đầu.
Bầu 1 tháng nên ăn gì? Hy vọng với những thông tin đầy đủ và chi tiết trong bài viết trên đây, mẹ bầu sẽ biết cách ăn đúng và đủ trong giai đoạn đầu – giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của con yêu.
>> Có thể mẹ quan tâm: 3 tháng đầu thai kỳ: tuyệt chiêu ăn uống hữu hiệu cho mẹ
Mách mẹ giải pháp tối ưu bổ sung dinh dưỡng từ tháng thứ 4
Các chuyên gia dinh dưỡng đã có lời khuyên rằng mẹ nên bổ sung yến sào vào khẩu phần ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Trong tổ yến có chứa 50-60% protein, 18 loại axit amin, khoáng chất, carbohydrat và các chất dinh dưỡng khác có tác dụng thúc đẩy sự hình thành, phát triển và tái tạo tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Theo các tài liệu Đông y, khi mang thai đến tháng thứ 4 thì mẹ có thể bắt đầu ăn thử với 1g – 2g rồi tăng lên 3g yến sào mỗi lần cho đến lúc sinh, mẹ sẽ vượt cạn dễ dàng còn bé thì hồng hào, khỏe mạnh.
Mẹ có e ngại mình không đủ thời gian chế biến yến sào? Đừng ngần ngại thử bí quyết từ yến chưng tươi Thượng Yến: bật nắp và dùng ngay, mất chưa đầy 1 phút mỗi ngày nhưng lại giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa căng thẳng và giúp thai nhi phát triển vượt trội.
Ưu điểm tạo nên giá trị vượt trội của yến chưng tươi Thượng Yến:
- Sử dụng tổ yến loại tốt nhất.
- Chưng bằng phương pháp thủ công, giao ngay nóng hổi.
- Sợi yến mềm dẻo, giữ nguyên hương vị.
- Không chất bảo quản, phụ gia, chất tạo mùi, dùng trong 7 ngày
- Chế biến theo yêu cầu (Chọn 9 loại hương vị & kết hợp nguyên liệu khác nhau)
- Đóng chai theo khẩu phần từ chuyên gia dinh dưỡng.
- Mang đến hiệu quả tối đa trong thời gian ngắn nhất.
Yến chưng tươi nhà Thượng Yến được chế biến theo khẩu phần từ chuyên gia dinh dưỡng: 5gr, 15gr, 30gr yến tươi tương ứng với chai 70ml, 100ml, 300ml – mang đến hiệu quả tối đa trong thời gian ngắn nhất.