Không có món quà nào làm mẹ hạnh phúc hơn là được nhìn thấy bé yêu khỏe mạnh. Mẹ có biết không, một thai kỳ an toàn không phải là điều khó khăn nếu cơ thể mẹ nhận đủ các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống mỗi ngày. Cung cấp dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh sẽ giúp trí não bé phát triển tối ưu ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Mẹ hãy thư giãn bằng cách đọc bài viết này để biết bà bầu nên ăn gì cho con thông minh và khỏe mạnh.
Tam cá nguyệt thứ nhất: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Giai đoạn đầu mang thai được gọi là tam cá nguyệt thứ nhất, được tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cho đến hết tuần thứ 13 thai kỳ. Theo các báo cáo khoa học, người ta nhận thấy rằng có đến 50% số trứng thụ thai thành công gặp phải tình huống như thai chết lưu, thai có vấn đề về nhiễm sắc thể, 80% các ca tai biến sản khoa xảy ra trong giai đoạn này, vì vậy đây được xem là thời kỳ vô cùng quan trọng với sự phát triển của thai nhi.
Nguy hiểm là thế nhưng mẹ đừng quá căng thẳng, vì chỉ cần chăm sóc bản thân và cẩn thận nhiều hơn, mẹ sẽ tránh được những nguy cơ tổn thương thường gặp gây ảnh hưởng đến tính mạng thai nhi.
Bà bầu nên ăn gì và kiêng gì trong 3 tháng đầu thai kỳ? Yến chưng tươi Thượng Yến đã hệ thống lại cho mẹ rồi đây!
Mẹ cần phải luôn đến bác sĩ thăm khám thường xuyên, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc chữa bệnh thông thường. Nếu bị ốm, mẹ phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh uống nhầm thuốc gây dị tật thai nhi.
>> Có thể mẹ quan tâm: Thực đơn ăn hoài không ngán cho mẹ bầu giữ dáng cả thai kỳ
Tam cá nguyệt thứ hai: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa?
Tam cá nguyệt thứ 2 được tính từ tuần thứ 14 đến 27 thai kỳ. Lúc này, thai nhi sẽ có cân nặng từ 42 gam (ở tuần 14) đến 8875 gam (ở tuần 27).
Ba tháng giữa thai kỳ là giai đoạn mẹ lấy lại cảm hứng ăn uống, đỡ ốm nghén hẳn nên sẽ thấy ăn món gì cũng ngon. Trong tam cá nguyệt thứ hai sẽ có những lúc cảm thấy khó tiêu hóa, vì vậy mẹ bầu cần chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, mỗi bữa ăn phải đủ các nhóm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Vậy cụ thể thì bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa của thai kỳ?
Ngoài những món ăn nhất định phải có trong thực đơn hàng ngày, mẹ bầu cần phải đi khám thai và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo chỉ định, chăm vận động thể dục, nằm ngủ nghiêng về bên trái để cải thiện quá trình lưu thông máu, giảm đau nhức lưng để mẹ có giấc ngủ ngon. Nếu có thời gian thì mẹ hãy tập Kegel để củng cố phần xương chậu thêm chắc khỏe nhé!
Tam cá nguyệt thứ ba: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối?
Tam cá nguyệt thứ 3 được tính từ tuần thứ 28 đến 42 thai kỳ, đây chính là giai đoạn cuối quan trọng để thai nhi phát triển hoàn thiện nên mẹ cần ăn uống đúng cách. Lúc này, thai nhi sẽ có cân nặng từ 1005 gam (ở tuần 28) đến 3685 gam (ở tuần 42).
Các chuyên gia đã nhận định rằng, tam cá nguyệt thứ ba chính là thời điểm vàng để thúc đẩy sự phát triển về trí não của thai nhi, có thể đạt tới khoảng 25% tốc độ phát triển trọng lượng não so với người lớn. Chỉ cần mẹ chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý, bé sẽ tăng cân và phát triển vượt trội.
Rất nhiều mẹ khi bước sang tam cá nguyệt thứ ba ta tỏ ra hoang mang khi thai nhi nhẹ ký nhưng mẹ đừng quá lo lắng, Thượng Yến sẽ giúp mẹ những bí kíp nên ăn uống như thế nào cho hợp lý nhất!
- Tăng thêm 15g chất đạm/ngày trong thực đơn của mình, trong đó, nên ưu tiên đạm động vật (gồm sữa, thịt, trứng, thủy hải sản như tôm, cua, cá , ốc), đạm thực vật (như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu,…).
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và tăng lượng thức ăn, chú ý tăng cường các món giàu đạm, kẽm, sắt, vitamin A, C, D, B1, B2, B6, canxi…
- Bổ sung viên sắt hàm lượng 60mg/ngày để phòng thiếu máu thiếu sắt. Khi uống sắt phải bổ sung thêm vitamin C giúp hấp thu sắt 100%.
- Bổ sung 800-1.000 mg canxi mỗi ngày suốt thời gian mang thai.
- Mẹ nhớ ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm theo 4 nhóm: chất bột đường (ngũ cốc, khoai, gạo, mì…), chất béo (dầu, mỡ, bơ…), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm,...) và nhóm rau củ, trái cây.
- Mỗi ngày mẹ nên ăn 400-600g rau củ, trái cây để tránh táo bón và bổ sung trái cây chín để cung cấp vitamin.
- Tăng cường dung nạp thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, các loại rau có màu xanh đậm… và một số thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng…
- Mỗi tuần mẹ nên ăn cá ít nhất 3-4 lần để bổ sung các axit béo thiết yếu giúp phát triển trí não thai nhi.
Ngoài ra các mẹ cũng lưu ý không dùng các chất kích thích như rượu, cà phê, ớt, tiêu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bào thai, không nên ăn mặn vì dễ bị phù nề và tai biến khi sinh.
Xem trọn bộ Dinh dưỡng cho mẹ bầu & bé
Tháng cuối bà bầu nên ăn gì cho dễ sinh?
Mang thai đã bị stress từ nhiều vấn đề, không biết con có đủ cân, khỏe mạnh hay không, ăn uống thế nào mới hợp lý để tốt cho trí não cũng như thể chất của bé… vậy mà giờ đây khi gần sinh, mẹ còn bị căng thẳng vì sợ đau, sợ không thuận lợi. Mẹ hãy ăn những thực phẩm này để có hành trình vượt cạn thành công và dễ dàng:
- Uống nước rau húng quế 3 tháng cuối thai kỳ
- Ăn canh rau đay, mồng tơi 3 - 4 lần/ tuần.
- Ăn chè mè đen từ tháng thứ 8 (tuần thai thứ 34-35) vào mỗi buổi sáng hoặc 3 lần/tuần.
- Uống nước dừa, ăn men cơm rượu từ tháng thứ 5.
- Uống nước thơm (dứa), ăn các món chế biến từ dứa vào tuần 39.
- Uống nước lá tía tô 1 tuần trước ngày dự sinh hoặc uống ngay khi có cơn đau đầu tiên.
- Uống nước dừa nóng ngay khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ.
Bà bầu tháng thứ mấy thì được ăn tổ yến sào?
Theo các phân tích khoa học hiện đại thì trong tổ yến có chứa 50-60% protein, 18 loại axit amin, khoáng chất, Carbohydrat và các chất dinh dưỡng khác có tác dụng thúc đẩy sự hình thành, phát triển và tái tạo tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Tuy chưa có báo cáo, thí nghiệm khoa học nào chứng minh rằng bà bầu không nên ăn yến trong 3 tháng đầu tiên nhưng thời kỳ này, cơ địa bà bầu thay đổi khá thất thường, vì vậy mẹ nên cân nhắc việc ăn hay không nên ăn yến tránh việc không hấp thụ được dinh dưỡng từ yến sào gây lãng phí "ví tiền" của mẹ.
Vậy đến tháng thứ mấy thì mẹ bầu sẽ được ăn yến? Theo các tài liệu Đông y, khi mang thai đến tháng thứ 4 thì mẹ có thể bắt đầu ăn thử với 1g – 2g rồi tăng lên 3g yến sào mỗi ngày.
Yến chưng tươi - giải pháp tối ưu dành cho mẹ
Yến sào từ xa xưa đã là một vật phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá mà không ai có thể chối cãi. Yến chưng tươi Thượng Yến ra đời như một giải pháp hoàn hảo giúp bạn vẫn có yến sào để bồi bổ nhưng không cần mất thời gian chế biến.
Nếu mẹ bầu lo lắng việc ăn uống không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thai kỳ, hãy áp dụng lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng: bổ sung yến sào vào khẩu phần ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ có e ngại mình không đủ thời gian chế biến yến sào? Đừng ngần ngại thử bí quyết từ yến chưng tươi Thượng Yến: bật nắp và dùng ngay, mất chưa đầy 1 phút mỗi ngày nhưng lại giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa căng thẳng và giúp thai nhi phát triển vượt trội.
Ưu điểm của yến chưng tươi Thượng Yến:
- Sử dụng tổ yến loại tốt nhất.
- Chưng bằng phương pháp thủ công, giao ngay nóng hổi.
- Sợi yến mềm dẻo, giữ nguyên hương vị.
- Không chất bảo quản, phụ gia, chất tạo mùi, dùng trong 7 ngày
- Chế biến theo yêu cầu (Chọn 9 loại hương vị & kết hợp nguyên liệu khác nhau)
- Đóng chai theo khẩu phần từ chuyên gia dinh dưỡng.
- Mang đến hiệu quả tối đa trong thời gian ngắn nhất.