Việt Nam là nước có tốc độ tăng tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tăng ở mức báo động, với 3,53 triệu người theo số liệu thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) năm 2017. Bên cạnh việc điều trị bệnh, chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường giữ vai trò vô cùng quan trọng. Thế nhưng, thay vì xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý thì một số người bệnh đã nghe theo quan niệm dân gian sai lầm, dẫn đến bệnh càng thêm nặng và có thể gây ra biến chứng.
Alison Massey, chuyên gia dinh dưỡng, giám đốc giáo dục bệnh tiểu đường thuộc Trung tâm y tế Mercy Baltimore ở Mỹ đã liệt kê ra một danh sách những sai lầm trong chế độ ăn uống của người bị tiểu đường mà các bệnh nhân thường mắc phải, từ đó cảnh tỉnh mọi người điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng đúng đắn hơn.
Điểm danh những sai lầm trong chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường
Bỏ qua bữa sáng
Một nghiên cứu tại Viện Y học Thực nghiệm và Lâm sàng ở Prague (CH Czech) chỉ ra rằng, việc tập trung ăn đủ dưỡng chất vào bữa sáng giúp 87,5% bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt sự trao đổi chất.
Kết quả trên cho thấy bữa sáng đóng vai trò quan trọng nhất trong ngày, nó giúp kiểm soát lượng carbohydrate trong ngày, kiểm soát cân nặng và giữ ổn định đường huyết.
Ăn sáng quá muộn có thể gây hạ đường huyết hoặc làm cho đường huyết của bệnh nhân ở mức quá thấp. Tuy nhiên, bữa sáng trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nên có những món ăn nhẹ như một cốc sữa chua, hoa quả hoặc một quả trứng luộc, một lát bánh mì cùng với ngũ cốc nguyên hạt để tránh không bị hạ đường huyết.
Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường có quá nhiều chất béo “xấu”
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn chất béo nhiều hơn 30% tổng năng lượng có thể làm tình trạng đề kháng Insulin trở nên tồi tệ hơn. Hãy tránh xa những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như những đồ ăn nhanh hay đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
Thay vì ăn chất béo bão hòa, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng các acid béo không bão hòa đơn (MUFAs) có nhiều trong bơ, dầu oliu, bơ đậu phộng, và các loại hạt giúp cải thiện tình trạng kháng Insulin cũng như giảm lượng chất béo trong gan.
Thêm vào đó, chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn và ít chất béo bão hòa cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hạ cholesterol máu (LDL), giảm triglycerid và giảm huyết áp.
Xem trọn bộ kiến thức bệnh nhân tiểu đường phải biết
Ăn quá nhiều thịt
Mỗi ngày, một bệnh nhân tiểu đường chỉ có thể ăn lượng protein tương ứng 0,8g/kg/ngày. Ăn quá nhiều protein có thể ảnh hưởng đến lượng đường máu của người bệnh, tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2, đặc biệt nếu đó là protein từ thịt đỏ vì có thể có tác động xấu đến sự nhạy cảm insulin.
Bữa ăn không cân bằng
Lượng đường trong máu sẽ tăng đột biến nếu bệnh nhân tiểu đường ăn quá nhiều tinh bột, không đủ rau củ và các protein nạc. Khẩu phần dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường cần cân bằng hài hòa đủ 4 nhóm thực phẩm: bột đường, đạm, chất béo, rau xanh và quả chín, giúp người bệnh cảm thấy no và cung cấp cho cơ thể tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Một số bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát được bệnh vì họ không khống chế sự cân bằng tổng nhiệt lượng nạp vào cơ thể hàng ngày: chỉ hạn chế thức ăn chính mà không hạn chế thức ăn phụ, hấp thụ vào cơ thể một lượng lớn thịt và hoa quả. Mấu chốt của vấn đề là thực phẩm từ thịt và lượng dầu mỡ chế biến hấp thụ vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến tổng nhiệt lượng quá cao, vì thế người bị tiểu đường nên ăn nhiều rau và đồ khô.
Hoa quả cũng như rau xanh, có thể ăn thỏa thích. Tuy nhiên, trái cây chứa nhiều đường hơn rau xanh nên nếu bệnh nhân tiểu đường muốn khống chế lượng đường ổn định thì cần ăn hoa quả vào khoảng giữa hai bữa ăn.
Một quan điểm sai lầm là một số người bệnh cho rằng ăn nhiều một chút sau khi uống thuốc cũng không sao, thế nhưng điều này gây bất lợi cho việc khống chế đường huyết, dễ gây béo phì, tăng đề kháng insulin, hơn nữa còn tăng gánh nặng cho tuyến tụy, chức năng tế bào suy giảm nhanh chóng.
Bỏ bữa
Cơ thể của người bệnh rất yếu ớt và cần được nạp đầy đủ năng lượng để duy trì sức khỏe, vậy nên sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân quên ăn vì quá bận rộn và không ăn gì trong nhiều giờ kể từ bữa ăn cuối cùng. Khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường và đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh này.
Bệnh hạ đường huyết có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Nó có thể gây ra lú lẫn, lơ mơ và ngất, trường hợp nặng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật và thậm chí là tử vong.
Hãy chắc chắn rằng trong túi của bệnh nhân tiểu đường có bánh, kẹo, nước trái cây hoặc sữa để có thể làm tăng lượng đường máu một cách nhanh chóng khi chúng bị hạ quá thấp.
Đồ ăn nhẹ làm từ bột mì trắng
Chỉ số đường huyết của thực phẩm mặc dù vẫn còn đôi chút tranh cãi nhưng chất lượng tinh bột vẫn đang là vấn đề trong chế độ ăn uống bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những loại tinh bột đã được tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy, khoai tây chiên có liên quan đến sự tăng tỷ lệ kháng insulin.
Thay vì ăn các sản phẩm chế biến từ bột mì trắng và thêm đường, chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường nên tập trung vào các món ăn nhẹ lành mạnh, có nhiều chất xơ và được làm bằng ngũ cốc nguyên hạt như bánh ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh gạo và bơ đậu phộng.
Ăn quá nhiều
Việc giảm cân hay ăn kiêng không chỉ cải thiện sự nhạy cảm với Insulin mà còn là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nếu bị tăng cân từ việc ăn quá nhiều có thể gây kháng insulin hơn và cũng dẫn đến cần tăng liều thuốc.
Một chế độ ăn cho người tiểu đường cần được bác sĩ lên kế hoạch cụ thể bởi lẽ các bữa ăn lớn, đặc biệt là những bữa ăn có chứa nhiều tinh bột, thường gây tăng đường huyết sau ăn. Lý tưởng nhất, bệnh nhân tiểu đường nên có đường huyết sau ăn đo được dưới 180mg/dL.
Ăn bữa tối quá gần với giờ đi ngủ
Chẳng những ăn khuya lúc chuẩn bị đi ngủ là không tốt cho bệnh nhân tiểu đường mà còn không tốt cho những người có sức khỏe kém. Ăn khuya có thể làm tăng nồng độ đường trong máu vào sáng hôm sau và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nếu nồng độ này ở trên mức đường huyết mục tiêu (thường là 80-130mg/dL theo hướng dẫn của Hiệp hội tiểu đường Mỹ).
Trước khi quyết định ăn bữa khuya, bệnh nhân hãy xem xét bản thân đang muốn ăn bởi vì đói hoặc chỉ đơn giản là thói quen ăn vặt vào ban đêm. Sau đó, hãy pha một cốc trà thảo dược và tìm kiếm một cái gì đó khác để làm thay vì ăn uống.
Kiêng tất cả các loại đường, tinh bột
TS.BS Nguyễn Quang Bảy - Phụ trách Khoa Nội tiết, Đái tháo đường ở BV Bạch Mai cho biết, rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần kiêng tất cả các loại đường, tinh bột trong chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường thì sẽ mang lại những hiệu quả nhất định trong kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng bởi một bữa ăn của người bị tiểu đường cần phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, protein, lipit…
50% carbohydrate, 30% chất béo và 20% chất đạm là tỷ lệ dinh dưỡng mà khẩu phần ăn của cần cân bằng, bao gồm ăn cơm, ăn bánh mì càng ít càng tốt, phối hợp với các loại thực phẩm khác.
Nếu theo chế độ ăn ít carbohydrate, tăng chất đạm và chất béo lâu ngày dài tháng, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị bệnh tim, bệnh thận nhiều hơn. Cơm, bánh mì… là nguồn năng lượng quý báu cho cơ thể mà chúng ta không được loại bỏ khỏi chế độ ăn hàng ngày.
Kiêng tuyệt đối ăn nhẹ trước khi tập luyện
Trước khi tập luyện, việc quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường là kiểm tra đường máu bởi tập luyện làm hạ đường máu. Việc này sẽ giúp người bệnh biết được có cần bổ sung một chút đồ ăn nhẹ để phòng ngừa bị hạ đường huyết trong khi tập.
Người bị tiểu đường cũng nên dự trữ một vài viên đường trong túi, gel glucose hoặc các đồ uống dùng trong thể thao để có thể sử dụng nếu bị hạ đường huyết hoặc giúp ích trong buổi tập.
Nếu thường xuyên bị hạ đường huyết khi hoạt động thể lực, hãy đến gặp bác sĩ vì họ có thể cần phải điều chỉnh thuốc cho bạn.
>> Có thể bạn quan tâm: Ngoài ăn uống, bệnh nhân tiểu đường phải tập luyện thế nào?
Lời khuyên trong chế độ ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường
Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường hợp lý sẽ giúp luôn duy trì mức đường huyết trong máu ở giới hạn bình thường hoặc ở ngưỡng an toàn để ngăn ngừa và giảm các nguy cơ biến chứng như biến chứng về thận, mắt, tim mạch,…
Trong xây dựng chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chia thành nhiều bữa trong ngày, không bỏ bữa, ăn đúng giờ.
- Nên ăn dầu mỡ thực vật, chất béo tốt cho sức khỏe được chế biến từ đậu phụ, vừng, hạt lạc, cá…
- Không ăn mặn.
- Không uống bia rượu và các chất kích thích.
Món ăn đúng đắn nhất trong chế độ ăn uống bệnh tiểu đường
Theo chuyên gia dinh dưỡng Trần Thúy Hạnh thuộc Bệnh viện Trung Ương quân đội 108, trong yến sào có chứa chất Leucine có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, chất Phenylalanine có tác dụng điều tiết đường huyết, đông máu. Chính vì vậy mà yến sào rất tốt cho quá trình điều trị tiểu đường.
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường sức đề kháng thường suy yếu. Việc dùng yến sào sẽ giúp tăng cường sức đề kháng rất tốt. Điều này giúp cho người bệnh chống lại được những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.
Mặc dù, yến sào rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng bạn đừng vì thế mà sử dụng quá nhiều. Mỗi ngày có thể dùng 1 chai Yến Chưng Tươi Thượng Yến 300ml vào buổi sáng trước khi ăn hoặc 2 chai 100ml vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Combo tiết kiệm đến 24% : 3 chai 300ml: 1̶̶.̶̶2̶̶8̶̶7̶̶.̶̶0̶̶0̶̶0̶₫ giảm còn 979.000₫. TẶNG 3 chai 70ml trị giá 207.000₫.
Yến chưng tươi Thượng Yến – TIẾT KIỆM, TIỆN LỢI, HIỆU QUẢ – Giao nóng trong 2h tại TP. HCM.