Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính với số lượng người chết chỉ đứng sau bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não và ung thư. Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế, có tới 70 - 80% người bị bệnh tiểu đường tử vong do gặp biến chứng, người bị mù lòa do tiểu đường cao hơn người bình thường gấp 23 lần nếu như bệnh nhân không thiết lập cho mình một chế độ ăn uống khoa học với những thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường (hay bệnh đái tháo đường) sẽ hình thành và phát triển thầm lặng làm ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống thường nhật và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về mắt, tim mạch, chân, tay, thận và người bệnh cần kìm hãm các biến chứng của bệnh tiểu đường bằng một thực đơn cân bằng năng lượng và đảm bảo dinh dưỡng. Hãy tham khảo cách lên thực đơn với thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, trưởng khoa Dinh Dưỡng của Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã đưa ra một bảng nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường. Theo đó, thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường là những món ăn giúp lượng đường huyết ở mức ổn định và đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đó là những nguyên tắc nào?
- Bữa ăn phải đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng ở mức bình thường. Tùy vào độ tuổi, giới tính, công việc hàng ngày và thể trọng của mỗi bệnh nhân mà chế độ ăn sẽ khác nhau:
- Với người lao động nhẹ: 30kcal/ngày
- Với người lao động trung bình: 35kcal/ngày
- Với người lao động nặng: 40- 45kcal/ngày.
- Không nên đưa quá nhiều hoặc quá ít năng lượng vào bữa ăn vì việc này sẽ khiến lượng đường trong máu rơi vào vùng nguy hiểm. Mỗi nhóm chất cần nạp bao nhiêu là đủ?
- Chất đạm: 15 - 20% tổng năng lượng khẩu phần.
- Chất béo: 25 - 30% tổng năng lượng khẩu phần.
- Glucid (chất đường bột): 55 - 60% tổng năng lượng khẩu phần.
- Chất xơ: 30 - 40g/ngày có giảm quá trình hấp thu đường vào máu, cân bằng lượng đường trong máu và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.
- Vitamin B1, B2, PP giúp ngăn ngừa đường tạo thành thể cetonic.
- Muối chỉ nên ăn ít hơn 6g/ngày.
- Để khống chế đường huyết luôn ở mức ổn định, bệnh nhân nên chia nhỏ thành 5 - 6 bữa ăn/ngày. Đối với người bệnh có sử dụng insulin trong quá trình điều trị, cần thêm một bữa phụ trước khi đi ngủ để tránh tình trạng bị hạ đường huyết.
- Trong thực đơn nên hạn chế các món chiên xào, tăng cường các món ăn dạng luộc và nấu.
- Trong bữa ăn không nên ăn quá nhiều hay ăn vội vàng. Ăn phải đúng giờ và không được bỏ bữa.
>> Có thể bạn quan tâm: Không muốn tiểu đường càng thêm nặng, bỏ ngay thói quen ăn uống này!
Lưu ý khi lên kế hoạch dinh dưỡng cho các bữa ăn
Bữa sáng
Bữa sáng của bệnh nhân tiểu đường nên có các thực phẩm bao gồm tinh bột, trái cây chín tự nhiên và protein, đây đều là thực phẩm tốt cho người tiểu đường. Bạn có thể lựa chọn một tô miến, phở, mì, khoai lang hoặc ngũ cốc nguyên hạt.
Bữa trưa
Bữa trưa, bạn cần tăng cường các thực phẩm chữa bệnh tiểu đường có chứa chất xơ từ những loại rau củ quả như xà lách, ớt đỏ, ngô, đậu đen, ngũ cốc nguyên hạt, … Bổ sung thêm protein từ thịt nạc thăn, thịt gà nên bỏ da và thực phẩm chứa nhiều vitamin, omega-3, magie.
Bữa tối
Vào bữa tối, bạn nên ăn ít hơn bữa trưa và bữa sáng và nên chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa như:
- Để bổ sung protein, bạn có thể chọn cá hồi, đậu phụ.
- Để bổ sung chất chống oxy hóa, magie, vitamin, chất xơ có thể chọn ăn các thực phẩm cho người tiểu đường như măng tây, bông cải xanh, đậu hà lan, cà chua.
Một lưu ý nhỏ cho người bệnh tiểu đường nữa là các bữa ăn chính nên ăn với mức độ vừa phải, không nên ăn quá no. Nếu sau khi ăn khoảng 1 - 2 tiếng bạn cảm thấy đói thì có thể lót dạ với một chút trái cây, rau củ quả. Những thực phẩm tốt cho người tiểu đường có chỉ số đường huyết thấp được khuyên dùng nhiều là các loại rau xanh, ngũ cốc, trái cây, đặc biệt bạn cần hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và hạn chế sử dụng các chất kích thích.
Xem trọn bộ Dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường
Gợi ý thực đơn trong một tuần cho người bệnh tiểu đường
Những cách giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng theo thực đơn cho người bệnh tiểu đường một cách nghiêm túc, đều đặn. Cần ghi nhớ những đồ ăn nên ăn nhiều và không nên ăn.
- Uống nhiều nước để kích thích quá trình tiêu hóa, kích thích quá trình trao đổi chất và chuyển đổi năng lượng.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng khả năng linh hoạt, dẻo dai của cơ thể đồng thời kích thích tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng, phòng tránh thừa cân béo phì. Người bị tiểu đường có thể tập luyện các môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội, cầu lông,…
Thượng phẩm cần bổ sung trong chế độ ăn cho người tiểu đường
Theo NCBI (National Center for Biotechnology Information) trực thuộc thư viện quốc gia Hoa Kỳ thì tổ yến có thể được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng phòng ngừa sự đề kháng Insulin của cơ thể – nguyên nhân dẫn tới 80 – 90% ca tiểu đường.
Người tiểu đường sử dụng tổ yến thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt, da dẻ hồng hào mà còn có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm lượng đường huyết trong máu và NGĂN CHẶN những biến chứng nguy hiểm. Chỉ có một lưu ý là bệnh nhân tiểu đường nên lưu ý hạn chế ăn yến chưng đường phèn, Thượng Yến sẽ thay hương vị này bằng cách chưng táo đỏ hoặc chưng không đường vừa có vị ngọt thanh mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mặc dù, yến sào rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng bạn đừng vì thế mà sử dụng quá nhiều. Mỗi ngày có thể dùng 1 chai Yến Chưng Tươi Thượng Yến 300ml vào buổi sáng trước khi ăn hoặc 2 chai 100ml vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Yến chưng tươi Thượng Yến cam kết sử dụng 100% yến sào (bird nests) nguyên chất, không sử dụng phụ gia, chất bảo quản, được chưng thủ công giúp giữ nguyên hương vị và độ mềm dẻo của tổ yến. Đặc biệt là khẩu phần từ chuyên gia dinh dưỡng: 5gr, 15gr, 30gr yến tươi tương ứng với chai 70ml, 100ml, 300ml – mang đến hiệu quả tối đa trong thời gian ngắn nhất.
Combo tiết kiệm đến 24%: 3 chai 300ml: 1̶̶.̶̶2̶̶8̶̶7̶̶.̶̶0̶̶0̶̶0̶₫ giảm còn 979.000₫. TẶNG 3 chai 70ml trị giá 207.000₫.
Yến chưng tươi Thượng Yến – TIẾT KIỆM, TIỆN LỢI, HIỆU QUẢ – Giao nóng trong 2h tại TP. HCM