Sẽ chẳng ai hình dung được bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) giết người thầm lặng như thế nào, cho đến khi Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) thống kê được Việt Nam có 3.52 triệu người mắc bệnh vào năm 2017 và tăng chóng mặt với con số xấp xỉ 79% mỗi năm. Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả khôn lường. Với những biến chứng của bệnh tiểu đường và các kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường dưới đây, hy vọng mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về sự nguy hiểm của căn bệnh này.
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và tùy thuộc vào bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 mà có các nguyên do khác nhau. Đái tháo đường nếu kéo dài và không có chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường đúng đắn sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đó là những bệnh gì?
Các biến chứng của bệnh tiểu đường
Hạn chế bệnh tiểu đường biến chứng hẳn là quan trọng hàng đầu trong việc điều trị bệnh. Các biến chứng của tiểu đường được chia thành hai loại:
- Biến chứng cấp tính: xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong nếu như không được cứu chữa kịp thời.
- Biến chứng mãn tính: có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tăng lượng đường huyết, lâu dần có thể gây tổn thương đến cơ thể.
Biến chứng tiểu đường ở chân
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường là bệnh lý bàn chân. Chỉ cần những vết xước nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả đoạn chi (phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ hoặc một phần cẳng chân, bàn chân, bàn tay, ngón chân).
Biến chứng tiểu đường ở chân thường xảy ra khi người bệnh bị tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh do tiểu đường kết hợp với biến chứng nhiễm trùng). Các biến chứng tiểu đường ở chân có thể kể đến như: chai cứng chân, các vấn đề về da, loét chân, tuần hoàn máu đến chân kém, đoạn chi.
- Chai cứng chân: Đầu xương bàn chân sẽ xuất hiện lớp da dày, màu vàng, sờ cộm, bóp không đau. Chai cứng chân nếu không được làm mềm hoặc cắt tỉa thường xuyên sẽ dày dần lên rồi vỡ ra, tạo thành vết thương hở (vết loét).
- Các vấn đề về da: Bệnh tiểu đường có thể làm thay đổi một số vùng da chân. Cụ thể, các dây thần kinh chi phối bài tiết mồ hôi chân bị hư hại dẫn đến da chân bị khô.
- Loét chân: Hiện tượng loét chân xuất hiện ở các vùng da dưới ngón chân cái và mu bàn chân, có thể nguyên nhân là do mang giày chật, không vừa với kích cỡ bàn chân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, biến chứng tiểu đường ở chân sẽ dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến đoạn chi.
- Tuần hoàn máu đến chân kém: các mạch máu ở chân, bàn chân bị cứng và hẹp lại, làm ảnh hưởng đến dòng chảy của máu (biến chứng tiểu đường).
- Đoạn chi: một trong những biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất, hậu quả cuối cùng của bệnh lý bàn chân. Bệnh loét chân ở người bệnh tiểu đường rất khó liền, dễ bị nhiễm trùng và lan rộng, do đó bắt buộc phải cắt cụt chân. Trong một số trường hợp, các động mạch bị tắc hẹp ở các đoạn cẳng chân hoặc đùi nên bệnh nhân phải cắt cụt đến đầu gối dù biểu hiện là chỉ bị nhiễm trùng bàn chân.
Xem trọn bộ những kiến thức cần biết về bệnh tiểu đường
Biến chứng tim mạch tiểu đường
Biến chứng tim mạch tiểu đường có khả năng gây nên những tổn thương sớm cho tế bào nội mạc và gây rối loạn chức năng của chúng, vì vậy đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất.
Nguyên nhân xuất hiện các mảng xơ vữa động mạch là do lớp nội mạc bị tổn thương tạo điều kiện cho các phân tử cholesterol chui qua dễ dàng, tăng cường khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc. Các mảng xơ vữa động mạch phát triển nhanh dẫn đến hẹp dần lòng mạch, dẫn đến bệnh thiếu máu cục bộ mạn tính ở các bộ phận trong cơ thể.
Khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, các huyết khối trong lòng mạch xuất hiện làm tắc mạch cấp tính (nguyên nhân là do sự co mạch kết hợp với sự kết dính các tế bào tiểu cầu), người bệnh bị đe dọa đến tính mạng vì các biến chứng như nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu não…
Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường
Khi lượng đường trong máu cao sẽ gây nên những tổn thương cho sợi thần kinh khắp cơ thể, thường xuyên đau sẽ gây thiệt hại cho dây thần kinh ở chân và bàn chân. Các triệu chứng có thể kể đến như đau và tê tay chân cho đến các vấn đề với đường tiết niệu, hệ thống tiêu hóa, tim và mạch máu. Bệnh nhân tiểu đường chỉ thấy các triệu chứng đều nhẹ nên thường chủ quan vì vậy lâu dần có thể bị đau, vô hiệu hóa thần kinh và thậm chí gây tử vong.
Biến chứng tiểu đường ở thận
Biến chứng tiểu đường ở thận là khái niệm mô tả các vấn đề về thận bị gây ra bởi căn bệnh tiểu đường.
Thận có vai trò lọc máu và loại bỏ các chất thải trong cơ thể ra bên ngoài theo đường nước tiểu. Ở những người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao nên khi đào thải ra cùng nước tiểu sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong các Nephron (đơn vị lọc máu với nhiệm vụ điều hòa, nước, muối, urê, photpho và các khoáng chất) và làm chúng bị mất dần khả năng lọc. Sau một thời gian, protein bị rò rỉ qua thận vào nước tiểu làm cho chức năng của thận bị suy giảm. Sau cùng dẫn đến thận bị mất chức năng hoàn toàn, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh đái tháo đường.
Biến chứng tiểu đường đến xương khớp
Trên 50% bệnh nhân tiểu đường bị viêm khớp và tỉ lệ càng cao khi độ tuổi tăng lên. Bệnh tiểu đường là tác nhân thúc đẩy các bệnh về xương khớp xuất hiện và tiến triển nhanh. Một vài triệu chứng ban đầu của biến chứng này thường bị bỏ qua dẫn đến khi phát hiện thì bệnh đã nặng nên càng khó điều trị.
Một số biến chứng tiểu đường đến xương khớp có thể kể đến như: viêm, đau khớp vai, hạn chế vận động ở bàn tay, hội chứng ống cổ tay, cổ chân, loãng xương.
Những người bệnh tiểu đường thường có xương giòn và dễ gãy, nguy cơ gãy xương lại càng cao với những bệnh nhân có thể lực yếu hoặc hay bị suy giảm thị lực, hạ đường huyết.
Những biến chứng tiểu đường đến xương khớp làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và thẩm mỹ của người bệnh. Mặc dù vậy, những biến chứng này có thể được cải thiện nếu như được điều trị kịp thời.
Biến chứng tiểu đường về mắt
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường về mắt có thể kể đến như: cườm nước (glaucoma), cườm khô (đục thủy tinh thể) và bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng tiểu đường về mắt thường gặp nhất.
Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng tiểu đường gây mù mắt phổ biến nhất, thường không có triệu chứng và chỉ phát hiện khi mà thị giác bị ảnh hưởng.
Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ đã thống kê được rằng, 90% người bệnh tiểu đường trên 10 năm sẽ phải đối mặt với biến chứng võng mạc và trong số đó 59% có thể bị mù lòa.
Biến chứng tiểu đường ở da
Theo thống kê, biến chứng tiểu đường ở da khá phổ biến khi cứ ba người mắc bệnh tiểu đường thì có một người gặp các vấn đề về da.
Các biến chứng về da của bệnh tiểu đường xuất hiện sớm trước khi bệnh được chẩn đoán.
Các tổn thương về da sẽ xuất hiện nhiều hơn sau khi bị chấn thương hoặc khi có sự rò rỉ nhỏ các sản phẩm máu từ mạch máu vào da hoặc do những thay đổi trong các mạch máu nhỏ nuôi da.
Ban đầu, biến chứng tiểu đường ở da sẽ tạo các mảng da nhiều màu (từ hồng đến đỏ hoặc nâu nhạt đến nâu sẫm). Các mảng da thường bị tróc nhẹ, có hình tròn hoặc hình bầu dục, một thời gian dài có thể bị lõm nhẹ, có thể trông giống bị đồi mồi.
Biến chứng tiểu đường tăng huyết áp
Tiểu đường có thể dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp và ngược lại tăng huyết áp góp phần làm tăng mức độ nặng của bệnh tiểu đường, vì thế có thể gọi tăng huyết áp là biến chứng tiểu đường.
Có thể gọi biến chứng tiểu đường tăng huyết áp là một sát thủ thầm lặng vì nó xuất hiện mà không có triệu chứng. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu như tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, tắc mạch chi, bệnh lý thần kinh… Người bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 khi bị tăng huyết áp thì tình trạng bệnh đều xấu đi rõ rệt, tỷ lệ bệnh mạch vành và đột quỵ sẽ cao hơn gấp 2-3 lần so với người không bị tiểu đường.
Biến chứng tiểu đường ở gan
25% - 75% nguyên nhân của bệnh viêm gan mãn không do rượu, béo phì và 90% nguyên nhân của viêm gan mãn không do rượu chính là hậu quả của tiểu đường. Đây chính là nguyên nhân gây ra những bất thường ở gan, bởi đây là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết chuyển hóa cacbohydrat.
Bệnh tiểu đường có tác động làm gia tăng nguy cơ viêm gan nhiễm mỡ, nguy cơ phát triển thành xơ gan. Tiểu đường biến chứng gan (xơ gan ở những người bị tiểu đường) là một trong những nguy cơ gây tử vong cao nhất. Ở những bệnh nhân bị gan mãn tính, được điều trị bằng corticosteroids, interferon hoặc kháng virus đều có nguy cơ bệnh tiểu đường.
Tiểu đường biến chứng vào phổi
Tiểu đường biến chứng vào phổi có thể dựa vào hai nguyên nhân.
- Một là, đường huyết tăng giảm thất thường hoặc tăng cao đều sẽ sản sinh ra nhiều chất thải, làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng phổi, vì vậy mà làm cho chức năng của phổi bị suy giảm.
- Thứ hai là, sự suy giảm hệ thống miễn dịch ở những người bị tiểu đường sẽ làm cơ thể không thể tránh các bệnh từ môi trường bên ngoài như cảm cúm, cảm lạnh. Ngoài ra béo phì, bệnh thần kinh, tim mạch cũng làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho bệnh lý ở phổi phát triển.
Tiểu đường biến chứng phổi thường gặp như bệnh viêm phổi, lao phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Biến chứng tiểu đường ở răng
Có thể điểm danh các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng xấu đến kiểm soát đường huyết như sâu răng, bệnh viêm nướu răng, bệnh nha chu.
- Sâu răng: Ăn thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường gây nên lỗ thủng trên răng, làm tổn thương lớp men răng, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng sinh sôi, phát triển.
- Bệnh viêm nướu răng: Các mảng bám và cao răng không được loại bỏ, theo thời gian dẫn đến viêm nướu răng (kích thích nướu răng, làm cho nó dễ sưng và chảy máu).
- Bệnh nha chu: có thể gây ra tụt lợi, tiêu xương răng, mất răng vĩnh viễn, nguy hiểm hơn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến biến chứng nha chu và ngược lại nha chu cũng khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.
Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Để phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh, kết hợp với các hoạt động rèn luyện thể dục - thể thao (vận động).
Bên cạnh đó, bạn cần có một phương pháp và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường hợp lý như:
- Chế độ ăn uống khoa học: không ăn quá no, giảm đường và bột, tăng cường các thực phẩm tự nhiên (rau củ quả tươi)
- Hạn chế dùng các thực phẩm chức năng, hạn chế các sản phẩm từ sữa/ thực phẩm có nguồn gốc động vật…
- Theo dõi đường huyết thường xuyên
- Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tránh stress, cười thật nhiều để tinh thần thoải mái, lạc quan.
Lý thuyết là thế nhưng quá trình thực hiện điều trị bệnh thật không dễ dàng, nhất là khi chúng ta phải từ bỏ một thói quen nào đó. Một số người bệnh đã nghe theo quan niệm dân gian sai lầm, dẫn đến bệnh càng thêm nặng và có thể gây ra biến chứng. Đừng bao giờ phạm phải những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường này, nếu không muốn bệnh càng trầm trọng.
Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Nên ăn | Kiêng ăn |
|
|
Món ăn đúng đắn nhất trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Theo NCBI (National Center for Biotechnology Information) trực thuộc thư viện quốc gia Hoa Kỳ thì tổ yến có thể được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng phòng ngừa sự đề kháng Insulin của cơ thể – nguyên nhân dẫn tới 80 – 90% ca tiểu đường.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Trần Thúy Hạnh thuộc Bệnh viện Trung Ương quân đội 108, trong yến sào có chứa chất Leucine có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, chất Phenylalanine có tác dụng điều tiết đường huyết, đông máu. Chính vì vậy mà yến sào rất tốt cho quá trình điều trị tiểu đường.
Mặc dù, yến sào rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng bạn đừng vì thế mà sử dụng quá nhiều. Mỗi ngày có thể dùng 1 chai Yến Chưng Tươi Thượng Yến 300ml vào buổi sáng trước khi ăn hoặc 2 chai 100ml vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Combo tiết kiệm đến 24% cho bệnh nhân tiểu đường: 3 chai 300ml: 1̶̶.̶̶2̶̶8̶̶7̶̶.̶̶0̶̶0̶̶0̶₫ giảm còn 979.000₫. TẶNG 3 chai 70ml trị giá 207.000₫.
Yến chưng tươi Thượng Yến – TIẾT KIỆM, TIỆN LỢI, HIỆU QUẢ – Giao nóng trong 2h tại TP. HCM.