Bệnh tiểu đường nên ăn gì để tăng cường sức khỏe?

04/05/2019

Con số 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh tiểu đường và tỉ lệ 70% người mắc bệnh chưa được chẩn đoán theo số liệu thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ bệnh tiểu đường cao nhất thế giới. Tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang tăng chóng mặt với con số xấp xỉ 79% và ngày càng trẻ hóa: nhiều người 25 - 30 tuổi mắc bệnh mà không biết, có những trường hợp trẻ em mới 12, 13 tuổi đã mắc bệnh. Vì cớ gì mà con số này lại ngày một cao như thế?

bệnh tiểu đường nên ăn gì

Bệnh tiểu đường (hay bệnh đái tháo đường) được xem là “kẻ giết người thầm lặng” với những diễn biến âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo nghiên cứu từ Trường Đại học Arizona – Hoa Kỳ: “THÓI QUEN ĂN UỐNG KHÔNG KHOA HỌC, hay bỏ bữa là nguyên nhân sâu xa hàng đầu gây bệnh tiểu đường”. Vậy người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì cho hợp lý để tăng cường sức khỏe và hạn chế sự phát triển bệnh?

Vạch trần nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là kết quả của quá trình rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hoặc giảm tác động đối với cơ thể người. Khi tình trạng này xảy ra, lượng đường trong máu ở mức cao dẫn đến tình trạng người bệnh bị đi tiểu nhiều, tiểu đêm, huyết áp cao, khát nước.

Nhìn chung, cơ chế gây bệnh là vậy tuy nhiên tùy theo mỗi loại bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 mà nguyên nhân có thể khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 (type 1)

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một tình trạng mãn tính. Ở bệnh này, tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin - một hormone rất quan trọng giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nạp thành năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 (type 2)

người bị tiểu đường nên ăn gì

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

90 – 95% trường hợp bị bệnh tiểu đường đều thuộc nhóm bệnh tiểu đường type 2. Nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường tuýp 2 là cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để vận chuyển glucose vào tế bào.

>> Có thể bạn quan tâm: Ăn gì để chặt đứt đường sống của TIỂU ĐƯỜNG và BIẾN CHỨNG?

Yêu cầu về chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị, người bệnh cần phải biết bệnh tiểu đường nên ăn gì, thực đơn dinh dưỡng như thế nào là hợp lý vì các bác sĩ khuyến cáo rằng, để điều trị tiểu đường mang lại kết quả tốt nhất thì người bệnh phải kết hợp giữa việc ăn uống khoa học và điều trị bệnh. Vậy người bị tiểu đường nên ăn gì?

  • Đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất.
  • Thực phẩm phải hỗ trợ cho việc thanh lọc cơ thể, làm sạch máu, đường huyết không lên cao, phục hồi thành mạch máu.
  • Các món ăn phải có tác dụng tái tạo mạch máu, nuôi dưỡng cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa và kháng viêm.
  • Hạn chế tất cả các sản phẩm tinh chế, chế biến đặc biệt là các sản phẩm từ động vật.
  • Hạn chế tối đa các loại thuốc và thực phẩm chức năng không cần thiết.
người tiểu đường nên ăn gì

Yêu cầu về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường là gì?

Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường

Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân tiểu đường cũng giống như người bình thường nhưng nó tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tùy thuộc tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên cũng có những điểm chung như:

  • Tùy theo tuổi, giới
  • Tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ)
  • Tuỳ theo thể trạng (ốm hay mập)

Mức nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện là 25kcal/kg/ngày. Ở những đối tượng khác, nhu cầu dinh dưỡng thay đổi như sau: người lao động nhẹ cần 30kcal/kg/ngày, người lao động trung bình cần 35kcal/kg/ngày, lao động nặng cần 40-45kcal/kg/ngày và nếu cần giảm cân thì cần 20 kcal/kg/ngày.

Xem trọn bộ Dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng?

"Hãy ăn bữa sáng như một vị vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như một người ăn mày".

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, đặc biệt đối với người bệnh đái tháo đường. Tiến sĩ Hana Kahleova và cộng sự đã nghiên cứu trên 54 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 từ 30 – 70 tuổi cho thấy những người ăn nhiều vào bữa sáng, ăn trưa và ăn ít trong bữa chiều giảm cân và giảm số đo vòng bụng sau 12 tuần, lượng đường huyết được cải thiện, độ nhạy insulin cũng tốt hơn.

người bệnh tiểu đường nên ăn gì

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng?

Dù tờ Reader’s Digest của Mỹ đã chỉ ra rằng, bệnh nhân đái tháo đường nên ăn điểm tâm để kiểm soát lượng carbohydrate trong ngày nhưng không ít người vẫn còn băn khoăn câu hỏi người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng? Hãy ghi lòng tạc dạ bảng thức ăn sáng sau!

Ăn gì vào buổi sáng?

Công dụng

Trứng6g - 7g protein trong trứng giúp giảm lượng mỡ cơ thể và BMI mà không tăng mức hemoglobin A1c. Theo một nghiên cứu năm 2015, những nam giới trung niên và cao tuổi ăn trứng ít có khả năng phát triển bệnh đái tháo đường hơn 38% so với những người ăn trứng ít nhất.
Bột yến mạch5,5g protein và chất xơ trong mỗi bát bột yến mạch nấu chín làm chậm hấp thụ đường huyết, dễ tiêu hóa, và chống đói. Khẩu phần ăn có thể cho thêm quả mâm xôi, quả việt quất, hoặc quả anh đào. Trái cây tươi là tốt nhất.
Sữa và các sản phẩm từ sữa20% protein trong sữa giúp kiểm soát mức độ thèm ăn, lượng đường trong máu cả ngày. Khi ăn sữa chua, bệnh nhân nên ăn loại không đường để nó phát huy công dụng tốt nhất.
Sinh tốSinh tố chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp chống lại cơn đói, không gây tăng đường huyết hoặc ảnh hưởng đến độ nhạy cảm với insulin và vi khuẩn đường ruột

Chế độ dinh dưỡng: Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Hà - Tư vấn Sức khỏe và Dinh dưỡng đã đưa ra một chế độ ăn thực vật nguyên dạng để giúp bệnh nhân đái tháo đường mau chóng phục hồi sức khỏe, ngăn chặn tối đa sự biến chứng của bệnh. Người tiểu đường nên ăn gì?

Trái cây

bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn trái cây để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

Trái cây tươi cung cấp năng lượng, chất đường fructose không làm đường huyết tăng nhanh, chất xơ và nước, vi lượng. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn quả gì? Sau đây là 10 loại trái cây cần thiết nhất cho người bệnh trong giai đoạn mắc bệnh này.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn quả gì?

Công dụng

Ớt chuôngTờ Natural Products Research công bố rằng ớt chuông vàng kiểm soát hàm lượng đường huyết, giảm nguy cơ các biến chứng sức khỏe có liên quan tới bệnh ở bệnh nhân tiểu đường tốt hơn ớt chuông xanh.
Cà chuaCà chua có khả năng làm tăng lượng lycopen trong máu, có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tiểu đường.
TáoTáo giúp giải độc cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về mắt ở những người mắc bệnh tiểu đường, loại bỏ các chất thải nguy hại cũng như làm giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân tiểu đường lên đến 35%.
Dâu tâyCác chất chống oxy hóa bao gồm vitamin C và flavonoid trong dâu tây giúp giảm nguy cơ bệnh bằng cách giảm cholesterol LDL (xấu), duy trì hoặc cải thiện cholesterol HDL(tốt), và làm giảm huyết áp.
Dưa leoDưa leo chứa nhiều kali, vitamin K, C và ít carbohydrate cùng với chất Saponin hoạt động như một loại thuốc chữa tiểu đường từ tự nhiên, giúp làm thông thoáng các mô tế bào, tạo điều kiện để insulin và glycogen xâm nhập vào các tế bào tốt hơn, góp phần hạn chế sự gia tăng lượng đường trong nước tiểu.
Bưởi78% lượng vitamin C cùng insulin trong ½ quả bưởi giúp hạ đường huyết đồng thời hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường và cao huyết áp.
Dứa (thơm)Dứa có vị ngọt, chứa ít calo và chỉ số đường huyết thấp. Mặc dù dứa không gây tăng đường huyết đột ngột nhưng bệnh nhân không nên ăn nhiều hơn 3/4 bát dứa để kiểm soát đường huyết.
ỔiVỏ ổi làm giảm cholesterol toàn phần, nhờ đó giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, lượng vitamin C trong quả ổi gấp 4 lần so với cam cùng lượng chất xơ tương đối cao, cứ 100g ổi có đến 6g chất xơ giúp làm giảm cholesterol và làm chậm hấp thu đường sau ăn.
Thanh longChất nhầy pectin, chất xơ hòa tan và chất xơ không tan cellulose trong thanh long có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Lưu ý: bệnh nhân chỉ nên ăn tối đa 1 quả thanh long mỗi ngày và tuyệt đối không nên ăn vào buổi tối.

Dưa hấuVitamin A, vitamin C, kali, magie, vitamin B1 và B6, chất xơ, sắt, canxi, lycopene và một bát dưa hấu (100g) chứa khoảng 90% nước và cung cấp chỉ 30 calo giúp kiểm soát đường huyết và hỗ trợ giảm cân.

Lưu ý: Ăn dưa hấu vào giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều, không ăn vào buổi tối vì nó có thể khiến bạn đầy hơi, chướng bụng.

Bệnh nhân tiểu đường khi ăn trái cây cần lưu ý gì?

  • Ăn đa dạng các loại trái cây, không nên chỉ ăn một loại nhất định.
  • Hạn chế ăn trái cây khô hay trái cây đóng hộp.
  • Trái cây ăn vào lúc đói, tốt nhất là ăn thay thế hoàn toàn bữa sáng thông thường phở, bún, miến
  • Không được ăn trái cây thay thế bữa ăn chính.
  • Nên vừa ăn vừa tự “nghe ngóng” bản thân bởi cơ thể mỗi người thường phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người.
  • Nên ăn trái cây cả quả, không ăn bằng cách ép nước.
  • Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày. Khối lượng trái cây ít nhất bằng: Cân nặng x 10g. Ví dụ: người nặng 60kg thì ăn sáng bằng trái cây ít ngọt tối thiểu 600g.

Rau củ quả tươi, ít chế biến

bệnh tiểu đường nên ăn rau gì

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?

Các rau củ quả tươi, đặc biệt rau lá xanh là nguồn thực phẩm bổ dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường. Chúng cung cấp năng lượng qua đường bột vừa phải, vitamin, khoáng chất, chất xơ, rất ít chất đường bột, đạm và chất béo, có các hoạt tính chất chống oxy hóa, oxy tươi, và các dược tính kháng viêm. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và ăn như thế nào?

Liều lượng rau xanh trong bữa ăn: Khối lượng ăn bằng cân nặng (kg) x 5g/bữa. Ví dụ người 60kg thì nên ăn 300g rau của quả tươi sống (hạn chế xào nấu quá kỹ). Sau khi ăn hết khẩu phần rau, người bệnh có thể ăn thêm một chút đồ ăn thông thường như cá, cơm.

Chúng ta không thể kể tên hết tất cả các loại rau củ quả trên thế giới này và cũng không phải loại nào cũng có thể sử dụng được. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?

Loại rau

Công dụng

Dưa chuộtNghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nước ép dưa chuột chứa loại hoocmon cần thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Bông cải xanh (súp lơ xanh)Chất chống oxy hóa trong bông cải xanh giúp điều hòa sự ổn định đường huyết bệnh nhân tiểu đường.
Đậu bắpĐậu bắp với các chất dinh dưỡng như protein, acid folic, chất xơ, vitamin... có tác dụng làm chậm hấp thu đường trong máu. Nếu người bệnh tiểu đường dùng đậu bắp hàng ngày sẽ giúp cho việc kiểm soát đường huyết ổn định hơn.
Măng tâyTheo nghiên cứu của các nhà khoa học, thì măng tây có khả năng tăng cường hàm lượng insulin trong cơ thể và kiểm soát được lượng đường trong máu.
Khổ qua (mướp đắng)Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì? Khổ qua có tính hàn, giải nhiệt, giải độc cơ thể, có tác dụng giảm mỡ, giảm sự hấp thu lượng đường trong cơ thể và ổn định đường huyết. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên thận trọng khi dùng trái khổ qua.
Rau diếp cáLoại rau giàu chất xơ này chứa nhiều vitamin B có tác dụng làm giảm mức độ homocysteine - một loại axit amin nếu tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Cà rốtCà rốt cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.
Rau dềnRau dền rất thích hợp với người tiểu đường có kèm theo táo bón vì nó giàu magie - chất có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp và táo bón.
Bí đỏBí đỏ rất giàu hàm lượng sắt, chất khoáng và vitamin giúp chỉ số đường huyết rất thấp, có tác dụng giảm mỡ, phục hồi được các tế bào tuyến tụy giúp sản sinh ra chất insulin trong cơ thể, hỗ trợ việc phục hồi các tế bào tuyến tụy.

Các loại hạt

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì? Các loại đậu như đậu nành, đậu hà lan, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu phộng… có lượng đạm cao, nhiều vitamin, chất khoáng và protein giúp no lâu, ổn định chỉ số tiểu đường, làm chậm hấp thu lượng đường trong máu.

Liều lượng rau xanh trong bữa ăn: Lượng ăn bằng cân nặng x 0.5 g/ngày, chia đều ăn trong các bữa chính hay trong bữa phụ. Ví dụ: người 60kg thì ăn tối đa 30g hạt. Khi ăn cần ngâm nước để hạt mềm như chuẩn bị nảy mầm, đánh thức enzyme và chất dinh dưỡng.

thực phẩm cho người tiểu đường

Thực đơn 7 ngày ăn uống giúp bệnh nhân chiến thắng tiểu đườngTiểu đường là một căn bệnh mãn tính với số lượng người chết chỉ đứng sau bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não và ung thư. Theo số liệu...

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé?

bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để để duy trì ổn định lượng đường trong máu?

Theo ước tính, có khoảng 9% phụ nữ mang thai mắc hội chứng tiểu đường thai kỳ. Đây là hiện tượng cơ thể bà bầu không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc có xu hướng kháng insulin trong thời kỳ mang thai. Bà bầu bị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao gây nguy hại cho mẹ và bé.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học kết hợp với thói quen tập luyện hàng ngày cần được xây dựng để duy trì ổn định lượng đường trong máu. Vậy các mẹ khi mang thai bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Điều chỉnh lượng ăn carbohydrate

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn nhiều carbohydrate cùng một thời điểm có thể làm gia tăng nồng độ đường trong máu, vì vậy cần giới hạn năng lượng nạp vào cơ thể và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.

Thay vào đó, bà bầu nên ăn các thực phẩm dạng carbohydrate phức như: Các loại đậu, khoai, ngô, củ cải vàng, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc vừa giảm nguy cơ bị tiểu đường vừa là thực phẩm giúp bà bầu không bị tăng cân nhiều.

Chất béo lành mạnh

bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì

Chất béo lành mạnh nên được bổ sung vào thực đơn của bà bầu bị tiểu đường

Bà bầu bị tiểu đường nên ưu tiên các loại chất béo lành mạnh như các loại hạt, dầu ô liu, bơ. Chị em có thể lựa chọn sữa tách béo hoặc ít béo để uống để đảm bảo lượng đường trong máu.

Thực phẩm chứa đạm

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì ngoài các thực phẩm giàu carbohydrate phức? Câu trả lời là các thực phẩm chứa protein như thịt, cá, trứng sữa với liều lượng 2 phần nhỏ mỗi ngày nhằm duy trì sự cân bằng của lượng đường trong máu.

Rau củ quả, trái cây

Theo nghiên cứu, mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn nhiều rau, củ với hàm lượng đường vừa phải để cơ thể được cân bằng và cần ưu tiên ăn các loại trái cây như táo, cam, lê, nho, bơ.

Những thực phẩm lành mạnh khác

bệnh đái tháo đường nên ăn gì

Bà bầu bị tiểu đường cần bổ sung thực phẩm ới đầy đủ nhóm chất cần thiết

Khi bị tiểu đường bà bầu bổ sung canxi, caxit folic, sắt trong thời kỳ mang thaivẫn nên được tiếp tục duy trì, . Để đạt được hiệu quả như mong muốn, chị em nên tích cực uống sữa và các chế phẩm từ sữa; ăn các loại thực phẩm chứa nhiều sắt trong thịt bò, gà, cá, trứng.

Lưu ý nguyên tắc ăn uống cho bà bầu bị tiểu đường

  • Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Cần đảm bảo nguồn protein cân đối trong từng bữa ăn.
  • Luôn luôn bổ sung rau quả, trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Lượng chất béo cần phải duy trì ở tỷ lệ dưới 30%.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.

Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?

Yếu tố quyết định đến chỉ số đường huyết của mỗi người chính là chế độ dinh dưỡng, nó càng quan trọng hơn đối với các bệnh nhân tiểu đường. Nếu trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường type 2 có sự mất cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến những biến chứng và hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

bệnh tiểu đường nên ăn gì

Tiểu đường type 2 nên ăn gì?

Mỗi ngày, bệnh nhân bị tiểu đường type 2 nên ăn gì và cần lưu ý bổ sung những nhóm chất dinh dưỡng nào?

  • Chất xơ: nghe có vẻ lạ nhưng chất xơ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường.
  • Chất đường bột: là nhóm chất dinh dưỡng chủ đạo trong khẩu phần của bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên chỉ nên ưu tiên các nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết GI <55.
  • Chất béo: các loại chất béo từ cá, thực vật nên được ưu tiên hơn từ thịt.
  • Chất đạm: dù đây là nhóm chất mà người bị tiểu đường cần hạn chế tối đa nhưng các nguồn cung cấp đạm vẫn cần được lưu ý.

Theo hiệp hội tiểu đường châu Âu, các nhóm chất này có thể được ước lượng theo tỷ lệ như sau trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân:

  • Đường bột giàu chất xơ 45-60%
  • Chất béo 25-30%
  • Đạm khoảng 10%

Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì để bệnh không trở nặng?

bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì

Người bị bệnh tiểu đường nên kiêng ăn các loại thực phẩm chứa quá nhiều đường

Theo các công trình nghiên cứu khoa học lớn nhất thế kỷ 20 về bệnh tật và dinh dưỡng của các chuyên gia dinh dưỡng đến từ đại học Cornell và Oxford, những người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?

  • Sản phẩm tinh chế, chế biến, đóng gói sẵn (dầu ăn, đường, muối tinh luyên, đồ hộp, đóng gói,...)
  • Sản phẩm từ động vật kể cả sữa.
  • Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, v.v.
  • Thức ăn nhiều gia vị, phụ gia
  • Thức ăn chiên xào, nấu, nướng kỹ
  • Các loại nước có ga
  • Các loại thuốc và thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung không cần thiết.

Dinh dưỡng kim cương cho bệnh nhân tiểu đường theo ý kiến chuyên gia

Theo NCBI (National Center for Biotechnology Information) trực thuộc thư viện quốc gia Hoa Kỳ thì tổ yến có thể được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng phòng ngừa sự đề kháng Insulin của cơ thể - nguyên nhân dẫn tới 80 - 90% ca tiểu đường.

Người tiểu đường sử dụng tổ yến thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt, da dẻ hồng hào mà còn có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm lượng đường huyết trong máu rất tốt. Chỉ có một lưu ý là bệnh nhân tiểu đường nên lưu ý hạn chế ăn yến chưng đường phèn, Thượng Yến sẽ thay hương vị này bằng cách chưng táo đỏ hoặc chưng không đường vừa có vị ngọt thanh mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Yến chưng tươi Thượng Yến cam kết sử dụng 100% yến sào (bird nests) nguyên chất, không sử dụng phụ gia, chất bảo quản, được chưng thủ công giúp giữ nguyên hương vị và độ mềm dẻo của tổ yến. Đặc biệt là khẩu phần từ chuyên gia dinh dưỡng: 5gr, 15gr, 30gr yến tươi tương ứng với chai 70ml, 100ml, 300ml – mang đến hiệu quả tối đa trong thời gian ngắn nhất.

Combo tiết kiệm đến 24% cho bệnh nhân tiểu đường: 3 chai 300ml: 1̶̶.̶̶2̶̶8̶̶7̶̶.̶̶0̶̶0̶̶0̶₫ giảm còn 979.000₫. TẶNG 3 chai 70ml trị giá 207.000₫.

Yến chưng tươi Thượng Yến – TIẾT KIỆM, TIỆN LỢI, HIỆU QUẢ – Giao nóng trong 2h tại TP. HCM.

Image
Yến Chưng Tươi 300ml [Khẩu Phần Chuẩn 1 Người Lớn]
  • Khẩu phần chuẩn 1 người lớn (30gr yến tươi/chai)
  • Bồi bổ mỗi ngày 01 chai
  • Hiệu quả dùng từ 3 chai/tuần
  • Giao hàng nóng trong 2H khu vực HCM
  • 1 Đổi 1 Nếu Không Hài Lòng
360.000₫
Image
Thố Yến Chưng Tẩm Cung [Khẩu Phần Hồi Sức Nhanh 1 Người Lớn]
  • Khẩu phần phục hồi sức nhanh 1 người lớn(35gr yến tươi/thố)
  • Bồi bổ mỗi ngày 01 thố
  • Cảm nhận ngay hiệu quả từ thố đầu tiên
  • Giao hàng nóng trong 2H khu vực HCM
  • 1 Đổi 1 Nếu Không Hài Lòng
415.000₫
Image
[Mua 03 Tặng 03] Combo 03 chai Yến Chưng Tươi 300ml [ Tối Ưu Hiệu Quả 1 Người Lớn ]
  • Khẩu phần tối ưu 1 người lớn (30gr yến tươi/chai)
  • Bồi bổ mỗi ngày 01 chai
  • Hiệu quả từ Combo/tuần dùng đầu tiên
  • Giao hàng còn nóng trong 2H miễn phí quận trung tâm HCM
  • Tặng kèm 3 chai 70ml (207.000 VNĐ)
  • 1 Đổi 1 Nếu Không Hài Lòng
1.080.000₫ 979.000₫
Image
Combo Tiết Kiệm 04 chai Yến Chưng Tươi 100ml
  • Khẩu phần tiết kiệm/người lớn (15gr yến tươi/chai)
  • Bồi bổ mỗi ngày 02 chai
  • Hiệu quả từ Combo/tuần dùng thứ 2
  • Giao hàng nóng trong 2H miễn phí quận trung tâm HCM
  • 1 Đổi 1 Nếu Không Hài Lòng
828.000₫ 795.000₫
Image
Combo Gia Đình 3 chai Yến Chưng Tươi 70ml - 100ml - 300ml
  • Tiện lợi bồi bổ cho cả gia đình
  • Bồi bổ mỗi ngày 01 chai 300ml/người lớn hoặc 1 chai 100ml tiết kiệm, trẻ em 1 chai 70ml
  • Hiệu quả từ Combo/tuần dùng thứ 3
  • Giao hàng nóng trong 2H khu vực HCM
  • 1 Đổi 1 Nếu Không Hài Lòng
636.000₫
Image
Combo 06 chai Yến Chưng Tươi 70ml [Khẩu Phần Trẻ Em]
  • Khẩu phần trẻ em & dưới 18 tuổi (5gr yến tươi/chai)
  • Bồi bổ mỗi ngày 01 chai/trẻ em
  • Hiệu quả từ Combo/tuần dùng thứ 3
  • Giao hàng nóng trong 2H khu vực HCM
  • 1 Đổi 1 Nếu Không Hài Lòng
414.000₫

12 HƯƠNG VỊ - TỰ DO CHỌN LỰA

12 hương vị yến chưng tươi Thượng Yến