Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến tháng 5/2018, tỉ lệ sinh mổ ở Việt Nam lên đến 40%, điều này cho thấy sinh mổ chiếm tỉ lệ khá lớn trong tổng số sinh.
Sinh mổ là một ca phẫu thuật lớn và không phải ngày một ngày hai mà cơ thể sẽ phục hồi lại thể trạng bạn đầu. Hồi phục sau sinh mổ là một quá trình cần thời gian và sự kiên nhẫn. Không chỉ cần phải biết cách chăm sóc bản thân, có kiến thức về bà đẻ ăn gì sau sinh mổ, mẹ còn cần có tinh thần thư thái, suy nghĩ tích cực. Để sức khỏe mau chóng phục hồi, mẹ hãy lưu ý những điều sau đây!
6 lưu ý để nhanh phục hồi sau sinh mổ
Sử dụng thuốc sau khi mổ
Khi làm thủ tục xuất viện, bác sĩ sẽ kê cho mẹ 1 - 2 loại thuốc giảm đau. Dù mẹ có thể chịu đựng được các cơn co thắt, đau nhức, đau đầu… nhưng việc dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ là điều cần thiết. Bằng việc dùng thuốc giảm đau đúng giờ, mẹ sẽ đỡ mất sức và mệt mỏi cũng như kiểm soát được các cơn đau khi bụng đau nhức, khó chịu.
Kiên nhẫn với các chức năng của cơ thể
Không nhiều người biết được một điều rằng, sinh mổ có thể ảnh hưởng một số chức năng của cơ thể. Bộ phận “đình công” đầu tiên mẹ có thể cảm thấy ngay sau khi sinh đó là bàng quang, đó là lúc mẹ gặp khó khăn khi đi tiểu, xì hơi và “đi nặng”.
Sau khi sinh mổ, nếu mẹ gặp khó khăn trong việc đại tiện, đừng ngần ngại nói với bác sĩ, y tá chăm sóc, họ sẽ có hướng hỗ trợ phù hợp. Trong suốt ca mổ, ổ bụng của mẹ sẽ chứa đầy khí và hơi nên chúng ta sẽ cần dùng đến thuốc chống đầy hơi để loại trừ bớt chúng, vì thế mà mà bác sĩ có thể cho mẹ dùng thuốc giảm đau, bôi trơn và dễ đại tiện hơn.
Khả năng đi lại
Mẹ sẽ gặp phải cực hình cuối cùng sau ca sinh mổ là ngồi dậy và rời khỏi giường bệnh. Hiển nhiên, cảm giác đau nhức cùng với việc đang truyền thuốc sẽ khiến mẹ tự cho phép bản thân mình được nằm yên trên giường. Tuy nhiên, việc này không tốt đâu mẹ nhé!
Cho dù cảm giác lần đầu ngồi dậy đi lại sau sinh mổ là cực kỳ đau đớn nhưng việc ngồi dậy vận động sớm theo chỉ dẫn của bác sĩ là rất tốt, nó sẽ giúp tiến trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Xem trọn bộ Dinh dưỡng cho người sau sinh & sinh mổ
Chinh phục các bậc thang
Mẹ có thể tập vận động nhẹ để mau chóng hồi phục, như tập bước lên xuống cầu thangchẳng hạn. Khi lên cầu thang, mẹ thử quay lưng lại rồi đi lên từ từ để giúp cho các cơ bụng đỡ đau và giúp mẹ không cần phải đứng thẳng người.
Làm bạn với gối
Một mẹo nhỏ để vết mổ đỡ đau hơn đó là mẹ nên ôm gối khi cười hay ho, vì nó sẽ giúp hạn chế các chuyển động của cơ bụng. Để hạn chế việc lăn qua lăn lại làm vết thương va chạm với vật cứng, chỗ cứng trên giường, khi ngủ mẹ có thể chèn nhiều gối xung quanh. Ngoài ra, khi cho bé bú, dùng gối kê đỡ sẽ giúp bé ở sát bụng và gần ngực mẹ hơn.
Bà đẻ ăn gì sau sinh mổ để phục hồi nhanh
Các bà, các mẹ ngày xưa thường truyền tai nhau vô số những điều cần kiêng cử hay những món nên đặc biệt ăn sau khi sinh. Tuy các quan điểm truyền thống có phần lỗi thời nhưng không phải chúng ta nên bác bỏ tất cả. Bởi vì đẻ mổ, mẹ vẫn cần kiêng ăn gạo nếp, rau muống để tránh vết mổ bị lồi gây mất thẩm mĩ.
Bác sĩ sẽ cho mẹ một thực đơn bổ dưỡng cần thiết và mẹ hầu như được ăn tất cả mọi thứ, miễn là ăn chín uống sôi.
Một người mẹ đã chia sẻ kinh nghiệm sinh mổ của mình như sau: “Tôi ăn cháo trắng trong ngày đầu sau sinh, 20 giờ sau tôi đánh hơi được và được ăn mọi thứ như bình thường. Tôi đặc biệt chú trọng đến việc ăn nhiều rau và uống nhiều nước. Sau sinh mổ dường như cơ thể mất rất nhiều nước, cộng với việc tiết sữa nên tôi lúc nào cũng có cảm giác thèm nước. Tôi cũng được cảnh báo rằng sau sinh rất dễ bị táo bón nên thà phòng bệnh hơn chữa bệnh, tôi luôn cố gắng ăn nhiều rau và nhờ đó mà bộ tiêu hóa của tôi rất tốt. Cả 4-5 tháng sau sinh, tôi chẳng bị táo bón bao giờ. Vì chế độ ăn khá đa dạng nên tôi cũng luôn duy trì được nguồn sữa thoải mái cho con bú. Chính vì thế, các mẹ cũng đừng nên kiêng ăn uống quá kham khổ sau sinh nhé, sẽ không tốt cho sữa mẹ và sự phục hồi sau sinh đâu!”
Những sai lầm tai hại sau khi sinh mổ
Trải qua một ca phẫu thuật không hề đơn giản lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, biến chứng khó lường, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, ăn uống để nhanh chóng hồi phục.
Thế nhưng vì một số lý do khách quan hay do chưa tìm hiểu kĩ, một số mẹ sau sinh mổ đã phạm phải một số quan điểm sai lầm, dẫn đến hậu quả không mong muốn. Tham khảo ngay danh sách những điều cần kiêng sau khi sinh mổ mẹ nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: Ăn uống sai lầm sau sinh mổ, vì đâu nên nỗi?
Tư thế nằm ngửa
Khi thuốc tê dần mất hết tác dụng, tức là sau khi sinh mổ khoảng 4-5 giờ, mẹ sẽ phải chịu những cơn đau do vết mổ gây ra. Nếu mẹ nằm ngửa sẽ làm kích thích tử cung co thắt, khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn.
Để tránh tình trạng này, mẹ nên nằm nghiêng so với giường khoảng một góc 20-30 độ, tránh nằm giường bấp bênh, dễ rung lắc nhằm hạn chế tối đa tác động đến vết mổ đẻ. Với tư thế này, sản dịch sẽ sớm ra ngoài hơn so với khi mẹ nằm ngửa.
Lười vận động, lười đi vệ sinh
Sau khi ca sinh mổ kết thúc, trong vòng 24 giờ, mẹ nên chịu khó vận động, ngồi dậy từ từ, đứng lên, đi lại nhẹ nhàng để tống bớt lượng sản dịch còn sót bên trong, đồng thời hỗ trợ đường ruột hoạt động trơn tru hơn. Một số mẹ mang tâm lý sợ đau nên lười vận động và lười đi vệ sinh, điều này là không hề tốt cho cơ thể mẹ chút nào.
Việc ngồi quá nhiều, nhịn đi vệ sinh có thể dẫn đến tình trạng bí tiểu, táo bón, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng đường tiết niệu. Sau khi ống thông tiểu được rút ra, mẹ nên nhờ người nhà dìu đi vệ sinh khoảng 3-4 giờ/lần. Nếu không thể đi tiểu được, mẹ hãy báo ngay với bác sĩ để tiến hành châm cứu hoặc massage vùng bụng để kích thích bàng quang hoạt động trở lại, vì lúc đó có thể mẹ đã bị bí tiểu.
Kiêng nước, kiêng tắm rửa
Nếu không được vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ, vết mổ rất dễ rơi vào tình trạng nhiễm trùng. Mẹ sẽ chẳng đảm bảo an toàn cho vết mổ được chút gì đâu nếu kiêng tắm rửa. Trên thực tế, sau khi sinh 3 ngày, mẹ đã có thể để vết thương đụng nước, nhưng tuyệt đối không ngâm mình trong bồn tắm.
Nước trong tình trạng chưa vô trùng vẫn có thể gây nhiễm trùng, do đó, tốt nhất là mẹ hãy tắm vòi hoa sen. Phải mất ít nhất 1 tuần vết mổ mới khô dần và lành lại trong vòng 1 tháng sau đó.
Ăn quá nhiều chất đạm
Bà đẻ ăn gì sau sinh mổ? Tuy rằng việc bồi bổ cho mẹ sau sinh là chuyện cần thiết, nhưng không có nghĩa ăn càng nhiều đồ bổ càng tốt, nhất là chất đạm.
Sau ca phẫu thuật sinh mổ, các cơ quan trong cơ thể còn khá yếu và chưa hoạt động được đúng như chức năng của nó, vì thế mẹ nên ăn cháo loãng trong ngày đầu mới sinh. Khi hệ tiêu hóa đã đi vào hoạt động bình thường trở lại, mẹ mới nên ăn thực phẩm khác, như thịt cá…
Thêm vào đó, bụng dạ sản phụ trong tuần đầu còn khá yếu, khi mẹ bồi bổ quá nhiều sẽ gây tình trạng đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu. Đương nhiên, trong chế độ ăn uống sau khi sinh mổ của mẹ hoàn toàn có thể thêm thực phẩm bổ dưỡng, nhiều đạm, chất béo và protein, nhưng đó là sau tuần đầu.
Sau khi sinh mổ, mẹ hãy hạn chế ăn thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ cay, nóng, chứa chất kích thích vì nó hoàn toàn không tốt cho sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú.
Thượng phẩm vàng giúp mẹ mau phục hồi sau sinh mổ
Sau khi sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ thì mẹ cũng sẽ bị mất máu và mất sức, do đó, việc bồi bổ bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng là rất cần thiết. Vì thế, sau khi sinh, mẹ nên bổ sung mỗi ngày 1 chai Yến chưng tươi Thượng Yến 300ml mỗi ngày để nhanh lại sức, sớm lấy lại vóc dáng cũng như có sữa chất lượng cho bé bú.
Combo tiết kiệm đến 24% cho mẹ bầu: 3 chai 300ml: 1̶̶.̶̶2̶̶8̶̶7̶̶.̶̶0̶̶0̶̶0̶₫ giảm còn 979.000₫. TẶNG 3 chai 70ml trị giá 207.000₫.